Phân tích cơ bản là gì? Cách phân tích cơ bản trong chứng khoán

Phân tích cơ bản chứng khoán chính là những phương pháp phân tích mà những huyền thoại như Warren Buffett hay Peter Lynch đã sử dụng và rất thành công trong chứng khoán. Nghe nó có vẻ như rất cơ bản không có gì phức tạp. Tuy nhiên bạn cần phải phân tích thật kỹ để có thể chọn lọc ra những cổ phiếu giá trị. Vậy thì ý nghĩa của phân tích cơ bản là gì? và nó sở hữu những yếu tố nào mà nó có tác dụng hiệu quả như vậy. Thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chuyengiatienao nhé:

Phân tích cơ bản là gì?

Fundamental analysis là tên gọi trong tiếng anh của phân tích cơ bản. Đây là một trong những phương pháp sử dụng để phân tích trong chứng khoán cả cổ điển và lâu đời nhất tính đến thời điểm hiện tại. Những yếu tố được xác định cụ thể trong phân tích như: Triển vọng ngành, năng lực và giá trị nội tại của tài chính doanh nghiệp.

Những yếu tố về cổ phiếu được chọn lọc trong phân tích cơ bản. Nó có thể giúp bạn tìm ra những công ty có tài năng kinh doanh hiệu quả. Sở hữu tiềm lực về tài chính và sở hữu trọn vẹn các tiềm năng phát triển trong tương lai. Đây chính là cách giúp những vị đế chế chứng khoán thành công như: Warren Buffett, Benjamin Graham. Ba yếu tố mà phân tích chứng khoán cơ bản đem lại là sự kỹ lưỡng. Độ an toàn về tài chính. Và mức độ lợi nhuận là nhờ sự gắn kết với những triết lý đầu tư giá trị và đầu tư dài hạn.

Ai có thể sử dụng phân tích cơ bản?

Xin chúc mừng nếu bạn có tư duy đầu tư đúng đắn và tầm nhìn dài hạn, phân tích cơ bản là một kỹ thuật tuyệt vời dành cho bạn.

Bạn có thể đã nghĩ rằng giá cổ phiếu đòi hỏi nhiều tính toán bởi vì mô hình giá cổ phiếu phức tạp có các biểu đồ sọc đỏ và xanh lá cây. Nó không phải thế! Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều phức tạp hóa mọi thứ. Tuy nhiên việc phân tích chứng khoán trở nên dễ dàng như vậy thì nó lại càng tốt. Vậy nên phân tích cơ bản không phải là một môn toán cao cấp.

Ai có thể sử dụng phân tích cơ bản
Ai có thể sử dụng phân tích cơ bản

Bạn có biết câu nói “Tất cả các thứ toán học mà bạn cần trên thị trường chứng khoán, bạn đều đã học từ năm lớp 4 rồi!” là của ai không?. Đây chính là câu mà ngài Peter Lynch đã khẳng định đấy.

Ngài Peter Lynch thừa nhận rằng ông không tham gia các khóa học kế toán hoặc kiểm toán. Và không có bằng MBA hoặc Thạc sĩ về Tài chính. Theo ông, việc tham gia vào thị trường chứng khoán không cần phải sở hữu các yếu tố như: tính toán giỏi, đọc biểu đồ phức tạp, mô hình CAPM,… .

Do vậy nên ai cũng có thể tự tin học phân tích cơ bản. Bởi vì những phép toán cần sử dụng trong phân tích đều đã được học qua từ năm tiểu học rồi đấy.

>>>Xem thêm:

Các yếu tố mà Trader cần lưu ý trong phân tích cơ bản chứng khoán

Nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng sai lầm đó là chỉ tập trung vào tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi đó họ lại bỏ lơ phân tích cơ bản mặc dù họ biết nó quan trọng như thế nào. Kiến thức về tài chính được xem là nền móng của đầu tư chứng khoán. Chính vì thế nên mức độ kiến thức mỗi người khác nhau dẫn đến tiêu chí trong hệ thống phân tích cũng sẽ khác nhau.

Và hai yếu tố cực kỳ quan trọng mà nhà đầu tư không thể bỏ lỡ đó chính là:

Yếu tố định tính

Các yếu tố mà Trader cần lưu ý trong phân tích cơ bản
Các yếu tố mà Trader cần lưu ý trong phân tích cơ bản
  • Kỳ vọng của ngành (Triển vọng): Kết quả hoạt động của ngành có phải là dấu hiệu tốt để một công ty tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong vài năm tới không?
  • Mô hình kinh doanh: Các công ty kinh doanh trong mỗi ngành sẽ có các mô hình khác nhau. Để có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về lợi thế cạnh tranh và cấu trúc tài chính của một công ty thì bạn phải hiểu biết đầy đủ về mô hình kinh doanh
  • Lợi thế tranh giành: Đây chính là những lợi thế thiên về thương hiệu. Và sự độc quyền của sản phẩm. Ngoài ra còn có khả năng về huy động nguồn vốn và khả năng đàm phán. Và kế hoạch quản lý trong tương lai của bạn để tăng lợi thế cạnh tranh là gì?
  • Quản trị rủi ro: Đây là những khoản rủi ro đến từ các chu kỳ của kinh doanh. Sự dao động của nền kinh tế vĩ mô mà các chính sách vĩ mô. Vậy thì về phía ban lãnh đạo có thực hiện những biện pháp gì để không chế rủi ro hay không?
  • Lãnh đạo và Quản lý: Lãnh đạo có đáng tin cậy không, có tầm nhìn tốt và có tinh thần “Win-Win” trước cổ đông không?

Yếu tố định lượng

  • Doanh thu và lợi nhuận: tăng cường nguồn doanh thu và tỷ lệ sinh lời. Lợi nhuận biên và các tỷ suất ROE, ROA, ROIC. Và các nguồn thu bất thường trong đó có cả chỉ số EPS.
  • Tài chính và vốn: Cấu trúc nguồn vốn, tài sản, tỷ lệ nợ và nguồn vốn lưu động, số tiền mặt và cuối cùng là hệ số thanh toán.
  • Dòng tiền: Các chính sách về cổ tức và dòng tiền tự do. Và có cả chi phí về vốn CAPEX.
  • Chỉ số về giá thị trường: Chỉ số P/B, P/E.

Kết luận

Phân tích cơ bản giúp đưa đến cho các nhà đầu tư chứng khoán có thể nhìn nhận khái quát về những yếu tố khác nhau trong chứng khoán từ vi mô đến cả vĩ mô. Phân tích cơ bản có thể được sử dụng khi đầu tư để giúp nhà đầu tư xác định giá trị nội tại của chứng khoán và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Bài viết được cung cấp từ: Chuyengiatienao.com