Trong một doanh nghiệp trước khi bạn muốn mở đóng cửa hay mở rộng thêm quy mô sản xuất. Thì yếu tố đầu tiên mà bạn cần phải quan tâm đến chính là lợi nhuận biên. Tuy nhiên để mà có thể nắm rõ kiến thức về lợi nhuận này thì có vẻ rất ít. Vậy hôm nay chuyengiatienao sẽ làm rõ cho các bạn về thuật ngữ lợi này nhé. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.
Tìm hiểu về lợi nhuận biên
Lợi nhuận biên còn được nói đến với danh nghĩa khác chính là lợi nhuận cận biên. Sau quá trình sản xuất thêm sản phẩm và bán nó để thu lại lợi nhuận thì lợi nhuận này được gọi là lợi nhuận biên.
Ngoài ra, nó có thể được định nghĩa là sự chênh lệch giữa chi phí cận biên và thu nhập cận biên. Chi phí cận biên là chi phí phải tăng lên nếu một đơn vị sản xuất khác được sản xuất. Thu nhập cận biên là thu nhập được tạo ra bằng cách sản xuất một đơn vị sản xuất khác.
Lợi nhuận biên mang ý nghĩa như thế nào?
Tối đa hóa lợi nhuận là điều mà các công ty nào cũng muốn. Điểm tối đa hóa lợi nhuận chính là trường hợp chi phí cận biên bằng với thu nhập cận biên. Hoặc lợi nhuận cận biên bằng 0, hay ngừng sản xuất. Tóm lại, khi bắt đầu giảm lợi nhuận tổng thể bằng cách sản xuất một đơn vị khác thì lúc này công ty cần phải ngừng sản xuất.
Công thức tính
Công thức tính lợi nhuận biên sẽ được tính bằng cách:
Lợi nhuận biên = Tổng doanh thu biên – Tổng chi phí biên |
- Theo nền kinh tế vi mô, các doanh nghiệp luôn kỳ vọng vào sản xuất cho đến khi chi phí cận biên bằng với thu nhập cận biên. Trong trường hợp đó thì biên lợi nhuận sẽ là 0.
- Biên lợi nhuận sẽ không có khi tổng biên doanh thu bằng tổng biên chi phí và bằng giá.
Tuy nhiên trong thực tế do môi trường pháp lý sẽ ít xảy ra trường hợp cạnh tranh hoàn hảo. Bởi lý do là sự chậm trễ và mất cân bằng thông tin. Do đó, chi phí cận biên và doanh thu cận biên về phía ban lãnh đạo doanh nghiệp khó mà xác định được. Những điều này nên được quyết định dựa trên một ước tính hoặc quyết định sau này. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần làm việc với công suất tối đa để tăng sản lượng trong thời kỳ nhu cầu tiêu dùng cao.
Những đặc điểm nổi bật của lợi nhuận biên
- Lợi nhuận này về cơ bản là được sử dụng trong đo lường mức độ hoạt động một công ty. Hoặc công ty tạo ra lợi nhuận này bằng cách chia lợi nhuận cho doanh số.
- Lợi nhuận này được biểu thị bằng phần trăm. Cho lợi nhuận trên mỗi lần bán hàng dựa vào lợi nhuận thuần.
- Mặc dù tỷ suất lợi nhuận đa dạng. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận ròng lại được đánh giá khá cao và được sử dụng phổ biến nhất.
- Tình hình tài chính, kỹ năng quản lý, và đánh giá tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp. Các yếu tố này được các chủ doanh nghiệp sử dụng tỷ suất lợi nhuận để đánh giá chúng.
- Tỷ suất lợi nhuận được hiển thị theo nhóm ngành. Vì vậy hãy cẩn thận khi so sánh các con số từ các công ty khác nhau.
Biên lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp chính là tỷ suất sinh lời thu được từ các chi phí của hoạt động kinh doanh hoặc cũng có thể là từ giá vốn nguồn hàng. Những số liệu này nói lên khả năng sử dụng lực lượng lao động và nguyên vật liệu của công ty.
Cách tính lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận gộp sẽ được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi giá vốn nguồn hàng sau đó đem nhân với một trăm và chia cho doanh thu
Biên lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng chính là phần trăm doanh thu của một công ty còn dư sau khi đã tổng trừ các chi phí dựa trên tổng doanh thu chia cho doanh thu thuần.
Tính lợi nhuận ròng bằng cách: Lấy thu nhập ròng nhân với một trăm sau đó đem chia cho doanh thu
Khi đó: Thu nhập ròng sẽ bằng: Doanh thu trừ giá vốn hàng hóa trừ chi phí hoạt động trừ lãi suất và cuối cùng là trừ thuế.
Dựa theo nhóm ngành thì tỷ suất lợi nhuận sẽ có sự thay đổi khác nhau. Những doanh nghiệp đang phát triển tăng trưởng cũng có thể sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với nhà bán lẻ. Nhưng ngược lại nhà bán lẻ sẽ tạo ra được lợi nhuận biên thấp hơn trong khi khối lượng bán hàng lại cao hơn.
Trong một doanh nghiệp tỷ suất lợi nhuận ròng vẫn có thể rơi vào trường hợp bị âm. Tỷ suất này xảy ra khi doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ trong một quý hoặc một năm. Các khoản lỗ có thể là do các nguyên nhân như: chi phí nguyên liệu, nhân công tăng cao, suy thoái kinh tế hoặc cũng có thể là do sự ra đời của các công cụ kỹ thuật tiên tiến dẫn đến ảnh hưởng nguồn lợi của doanh nghiệp.
Kết luận
Bài viết đến đây cũng đã kết thúc. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi nhuận biên là gì và cũng như các công thức tính của nó. Hãy dựa vào nó để có thể xác định tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà bạn đang sở hữu. Học thêm nhiều kiến thức tài chính khác bằng cách theo dõi chuyengiatienao chúng tôi nhé.
>>Xem thêm: Chính sách tài khoá là gì? Tổng hợp các loại chính sách tài khoá cơ bản
Bài viết được cung cấp từ: Chuyengiatienao.com