Proof of Authority là gì? Tìm hiểu chi tiết từ A-Z về PoA

Chúng ta đừng phức tạp hóa để lý giải cụm từ Proof of Authority là gì mà quy đổi chúng thành một cách giải đáp đơn giản. Cụ thể chính là một thuật toán đồng thuận được cho là biến thể của thuật toán PoS – một thuật toán bỏ qua tính phi tập trung của mạng lưới để đổi lấy hiệu suất vận hành và khả năng mở rộng của mạng lưới Blockchain. Vậy PoA có những điểm khác biệt gì và bổ sung những thiếu sót nào cho các thuật toán đồng thuận trên thị trường, cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Tìm hiểu Proof of Authority là gì?

Proof of Authority (viết tắt là PoA) dịch tiếng việt là Bằng chứng ủy quyền. Chính là một thuật toán đồng thuận sử dụng trong mạng blockchain hoạt động theo cơ chế dựa vào danh tính và danh tiếng của người được ủy quyền tham gia nhằm mục đích xác minh giao dịch cũng như tạo thêm khối mới vào blockchain. PoA được đặt theo tên của Gavin Wood – người đồng sáng lập và cựu CTO của Ethereum vào 2017.

Tìm hiểu Proof of Authority là gì?
Tìm hiểu Proof of Authority là gì?

Ưu điểm của Proof of Authority là gì?

Proof of Authority ra đời để giải quyết các hạn chế của những thuật toán đồng thuận khác trên thị trường hiện tại: Proof of Stake (PoS) và Proof of Work (PoW).

Những vấn đề làm được của Proof of Authority là gì được đề cập trong nội dung bên dưới:

  • Hiệu suất và tốc độ giao dịch: PoA cung cấp tốc độ giao dịch vô cùng nhanh chóng với hiệu suất cao hơn khi so sánh với PoW và PoS. PoA không có sự cạnh tranh của các thợ đào hoặc là node đồng thuận. Vì vậy mà các thuật toán phức tạp trở nên dễ dàng, tiêu thụ năng lượng cũng nhẹ nhàng hơn. vậy nên giao dịch nhanh chóng được xử lý và mở rộng hơn nữa trong tương lai.
  • Vô cùng bảo mật và đáng tin cậy: PoA tập trung xử lý sự tin cậy và các quản trị viên sẽ cùng nhau nắm giữ toàn quyền các quyết định trong hệ thống. Đây là những người có danh tiếng trong cộng đồng blockchain. Điều này cũng giúp cho các rủi ro về những cuộc tấn công 51% giảm xuống đáng kể.
  • Linh hoạt và khả năng tùy chỉnh: Mạng lưới PoA cho phép tự do lựa chọn cũng như điều chỉnh các quản trị viên được ủy quyền. Đây là những người được chọn từ tổ chức hoặc cá nhân tham gia. Nhằm mang lại sự linh hoạt tuyệt đối cho mạng lưới.

Cơ chế hoạt động của Proof of Authority là gì?

Cùng tìm hiểu về cơ chế hoạt động Proof of Authority là gì trong nội dung chi tiết chúng tôi đề cập bên dưới:

Cơ chế hoạt động của Proof of Authority
Cơ chế hoạt động của Proof of Authority
  • Điều kiện cùng quyền hạn của các *validator: Mỗi validator có quyền hạn và điều kiện tương tự nhau. Đồng nghĩa với việc mỗi một validator sẽ có cơ hội tạo khối mới cũng như phần thưởng giống nhau. Từ đó, PoA của thuật toán sẽ tốn ít năng lượng hơn khi so sánh với các thuật toán đồng thuận khác đang tồn tại trên thị trường.
  • Xác minh giao dịch và tạo khối mới: PoA sẽ chọn ngẫu nhiên validator nhằm xác thực giao dịch và tạo khối mới ở trên blockchain. Nó phụ thuộc vào quá trình bỏ phiếu cũng như ủy quyền của các validator được chọn trước đó. Các validator kiểm tra tính hợp lệ của giao dịch, nếu như giao dịch hợp lệ và thành công thì phần thưởng mà validator nhận được trích ra từ phí giao dịch của người dùng.
  • Validator bị loại bỏ như thế nào: Một validator không đảm bảo được sự hoạt động linh hoạt và đồng nhất của các giao dịch hoặc có những hành động gây hại cho mạng lưới thì họ sẽ mất uy tín dần trong mạng lưới. Đến một ngưỡng nhất định, hệ thống loại bỏ hoàn toàn quyền xác thực của họ một cách vĩnh viễn trong hệ thống.

** Validator: Những validator là nhóm người có nhiệm vụ thực hiện: xác nhận giao dịch, tiến hành kiểm tra thông tin, kiểm tra dữ liệu, đảm bảo các nội dung về bảo mật và tính phi tập trung của mạng lưới.

Trở thành một Validator

Các điều kiện để trở thành Validator trong Proof of Authority là gì sẽ được bật mí trong nội dung bên dưới:

Validator là gì?
Validator là gì?
  • Xác thực danh tính: Điều đầu tiên nếu bạn muốn trở thành một Validator là danh tính đã được xác thực thông qua việc kiểm tra thông tin của tài khoản trong mục public domain. Nó đảm bảo tính chính xác cũng như độ đáng tin cậy của tài khoản Validator trong một mạng lưới nhất định.
  • Lựa chọn kỹ càng: Validator có nhiệm vụ quan trọng trong vấn đề xác thực giao dịch và bảo vệ mạng lưới. Đó là lý do mà việc lựa chọn những Validator trở nên cẩn trọng, bởi họ là một nút vô cùng quan trọng trong vấn đề đảm bảo sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của một hệ thống mạng lưới vận hành. Một số tiêu chí của Validator bao gồm: độ tin cậy, kinh nghiệm, uy tín,..của từng Validator một.
  • Kiểm tra và lựa chọn Validator: Một quy trình thống nhất sẽ được đưa ra trong quá trình kiểm tra và chọn Validator tin cậy. Điều đó đảm bảo rằng người có đủ phẩm chất mới có thể tham gia và trở thành một Validator của mạng lưới.

Kết luận

Thông tin ở trên đã cho chúng ta biết những nội dung cơ bản từ Proof of Authority là gì cho đến những ưu điểm và cách vận hành của thuật toán đồng thuận này. Bên cạnh đó, vì Validator là một sự tồn tại quan trọng trong cơ chế vận hành của thuật toán PoA. Vậy nên chúng tôi cũng đã đem đến cho bạn những nội dung liên quan đến Validator bên cạnh PoA. Hãy tận hưởng những thông tin của chúng tôi và để lại những thắc mắc hoặc góp ý của bạn bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ rất cảm kích và phản hồi nhanh nhất có thể, hẹn bạn trong bài viết kế tiếp.

Thông tin: chuyengiatienao.com