Token quản trị cùng với token tiện ích là hai loại token của một dự án tiền điện tử. Trong đó token quản trị và tiện ích có thể được xác nhận là một hoặc phân quyền riêng lẻ cho từng token, ở một vài dự án không tồn tại token quản trị. Tuy nhiên trong mạng DeFi, token quản trị tồn tại như một phần không thể thiếu của dự án. Bài viết bên dưới sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về token quản trị là gì, token quản trị hoạt động thế nào, có các thách thức nào đang chờ đợi và tương lai của nó sẽ đi về đâu, cùng tìm hiểu.
Tổng quan về token quản trị
Một số thông tin về token quản trị là gì được cung cấp trong nội dung bên dưới.
Token quản trị là gì?
Token quản trị chính là một loại tiền mã hóa giúp chủ sở hữu token này bỏ phiếu cho định hướng hoạt động trong một dự án blockchain. Nói cách khác, token quản trị đại diện cho quyền sở hữu của traders trong DeFi. Token này chịu trách nhiệm phân cấp quyền quyết định và quyền tham gia vận hành của dự án từ các cá nhân. Thông qua việc dành nhiều tâm huyết cho dự án, họ hoàn toàn có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn khi dự án thành công. Ngược lại, họ cũng sẽ mất nhiều hơn traders thông thường khi dự án thất bại.
Token quản trị là một phát minh mới nhưng đặt ra nhiều tranh luận có liên quan đến hiệu quả của chúng. Bên cạnh một số người cho rằng token quản trị đại diện cho chìa khóa phân quyền người dùng. Một nhóm khác lại lo lắng rằng chúng sẽ dẫn đến khả năng tập trung quyền lực chỉ thuộc về một nhóm nhỏ các chủ sở hữu token. Họ hoàn toàn có khả năng thay đổi tính chất vận hành và tính năng của dự án.
Mục đích tạo ra token quản trị là gì?
Thành viên cộng đồng sử dụng token để tác động trực tiếp đến các tính năng và tương lai của giao thức blockchain. Họ thực hiện các thay đổi có liên quan đến giao diện của người dùng; bỏ phiếu quyết định phí dịch vụ và % phần thưởng. Bên cạnh đó, quyết định sửa đổi mã cơ bản của dự án cũng bị ảnh hưởng.
Trên thị trường hiện tại thì token của thị trường tài chính phi tập trung đa số là token quản trị. Tuy nhiên, biểu quyết lại chẳng phải là tính năng duy nhất của loại token này. Bạn có thể dùng token quản trị để thực hiện hoạt động vay vốn, staking cũng như kiếm tiền thông qua yield farming. Dẫu vậy thì chức năng chính của token quản trị là gì – chính là phân phối quyền lực.
Cách thức token quản trị hoạt động
Token quản trị là yếu tố cốt lõi để thực hiện việc quản trị phi tập trung thuộc các các dự án DAO, DeFi và DApp. Token này sẽ trao cho những người dùng tích cực thông qua việc đánh giá lòng trung thành và đóng góp trong cộng đồng của họ. Ngược lại họ sẽ đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ của dự án trong hiện tại và tương lai. Thông qua smart contract thì việc biểu quyết được diễn ra, kết quả lúc này sẽ được tự động thực hiện.
Một số token quản trị điển hình nhất trên thị trường
MakerDAO
MakerDAO là một trong những đơn vị phát hành token quản trị sớm nhất trên thị trường. DAO của MakerDAO hoạt động dựa trên trên Ethereum và stablecoin DAI chấp nhận thế chấp thông qua tiền mã hóa. Người nắm giữ token quản trị của MakerDAO (MKR) sẽ có tác động trực tiếp đến giao thức Maker. 01 MKR = 01 phiếu bầu, những quyết định có nhiều phiếu bầu nhất sẽ thông qua. Các quyết định có liên quan đến: bổ nhiệm các thành viên nhóm, điều chỉnh phí của dự án hoặc áp dụng những quy tắc mới. Nhằm đảm bảo tính ổn định, minh bạch và hiệu quả stablecoin dự án MakerDAO.
Compound
Compound là giao thức DeFi cho phép người dùng có thể giao dịch vay mượn tiền mã hóa. COMP là token quản trị của giao thức này, traders có thể bỏ phiếu ra quyết định cho các vấn đề của cộng đồng. Traders càng thực hiện giao dịch vay hay cho vay trên Compound thì số COMP token bạn nhận về càng nhiều. 01 COMP = 01 phiếu bầu, vấn đề ủy thác là được cho phép. Đáng chú ý, Compound quyết định bỏ khóa quản trị mạng vào năm 2020. Có nghĩa là người nắm giữ token sẽ hoàn toàn nắm quyền quản trị của dự án này.
Các token quản trị phổ biến khác của sàn DEX bao gồm: Uniswap và PancakeSwap, DeFi Aave, cộng đồng Web3 NFT ApeCoin DAO và 3D Decentraland.
Cách thức hoạt động không giống nhau ở mỗi loại token quản trị là gì?
Mỗi dự án sẽ có các quy định khác nhau cho token quản trị của mình. Các token được phân phối cho nhiều bên: nhóm sáng lập, nhà đầu tư và traders với lưu lượng phân bổ khác nhau. Một số token quản trị chỉ có tác dụng bỏ phiếu cho một số vấn đề quản trị nhất định. Một số token khác lại được quyền quyết định mọi vấn đề của dự án. Một số token quản trị giúp kiếm cổ tức tài chính nhưng một số khác thì lại không.
Token quản trị gặp phải những thách thức gì?
Một số thách thức mà token quản trị cần phải đối mặt chính là:
Phân phối và kiểm soát hợp lý lượng token
Ở một số dự án, những người sáng lập và nhà đầu tư sẽ nắm giữ một lượng lớn token quản trị. Điều sẽ xảy đến khi họ nắm giữ một lượng lớn token quản trị là gì? Đó chính là họ nắm phần kiểm soát hầu hết các quyết định của dự án. Đây không phải là điều mà các traders nắm giữ token quản trị mong muốn trong một thị trường DeFi. Vậy nên một số dự án đã lựa chọn phương án sự kiện ra mắt dự án mà token quản trị của dự án sẽ phân phối toàn bộ đến người dùng của dự án.
Trao quyền cho người sở hữu token quản trị là gì?
Trong đa số các trường hợp thì token của các nhà đầu tư sẽ bị khóa trong lịch trình đặt sẵn của hoạt động phân phối token. Điều này đồng nghĩa với việc tổng cung của token không giới hạn để điều chỉnh lượng token này trong quá trình dự án diễn ra. Từ đó trị giá của token quản trị của dự án sẽ không bị rớt thê thảm trong một số trường hợp.
Để hiểu được cách thức hoạt động phức tạp là không dễ
Cách thức hoạt động của token quản trị không phải lúc nào cũng đơn giản. Một số giao thức trên thị trường bao gồm nhiều token khác nhau với chức năng riêng biệt. Điều này không những làm giảm trải nghiệm của traders mà traders còn cảm thấy chán chường và muốn bỏ mặc dự án. Không ai muốn bận tâm đến việc phải bỏ phiếu và nắm quyền quản trị khi chính họ cũng không hiểu nhiều về cách mà dự án hoạt động.
Các quy định thay đổi liên tục
Một số cơ quan quản lý có thẩm quyền trong cấp giấy phép hoạt động của sàn như SEC hay CFTC đã đưa ra lời cảnh báo về việc thông tin các đồng tiền điện tử nằm trong tầm ngắm pháp lý của các cơ quan này. Dẫu cho ủy viên SEC Hester Peirce lập một safe harbor cho các dự án coins có cơ hội phân quyền nhưng mối đe dọa về nhãn dán bảo mật vẫn còn tồn tại. Hiện nay, những thay đổi không được dự báo trước về tính hợp pháp của đồng tiền điện tử vẫn bị treo lơ lửng.
Token quản trị tương lai sẽ đi về đâu?
Token quản trị trong tương lai có thể được tìm thấy ở nhiều lĩnh vực. Khi mà WEB3 phát triển thì token quản trị có thể xây dựng nên một mạng internet phi tập trung.
Các token tiếp tục phát triển và khắc phục những vấn đề có liên quan đến cá voi hoặc nâng cao quy trình bỏ phiếu. Những phương pháp ủy quyền mới có thể xuất hiện với những lĩnh vực áp dụng phức tạp hơn và những cải tiến vẫn được tiếp tục.
Giống như nhiều yếu tố khác trong dự án tiền điện tử thì token quản trị cũng sẽ chứa đựng những rủi ro và không chắc chắc được điều gì về tương lai của những đồng tiền này.
Để trả lời cho câu hỏi token quản trị sẽ đi về đâu thì bạn cần xét đến mức độ phát triển bền vững của dự án như thế nào. Một dự án blockchain phụ thuộc vào các yếu tố: quy định, mô hình hoạt động và sự thay đổi công nghệ để quyết định giá trị thực sự của dự án. Chúng sẽ có vai trò đảm bảo tính minh bạch và công bằng đối với các quyết định của cộng đồng. Thông qua các token quản trị thì mạng lưới phi tập trung có thể trở nên hiệu quả và đạt sự đồng thuận từ cộng đồng người dùng.
Phân biệt chi tiết token quản trị và token tiện ích
Thông tin về so sánh token quản trị và token tiện ích bên dưới sẽ giúp bạn có thể phân biệt chính xác hai loại token có thể cùng tồn tại trong một dự án này.
Token Quản trị | Token Tiện ích |
Dùng để đại diện cho quyền quản trị và quyền quyết định trong mỗi dự án | Dùng để truy cập các dịch vụ, tính năng của dự án |
Thưởng cho người có nhiều đóng góp tích cực của dự án | Có thể dùng tiền để mua các sàn đã niêm yết đồng tiền này |
Có quyền bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng của dự án | Không có quyền bỏ phiếu cho bất cứ thay đổi nào của dự án |
Dùng cho mục đích quản lý và vận hành dự án, đôi khi còn dùng để staking và cho vay | Dùng cho vận hành blockchain, trả phí giao dịch hoặc thực hiện huy động vốn lần đầu (ICO) |
Mỗi người sở hữu giới hạn | Mỗi người sở hữu không giới hạn |
Kết luận
Bài viết ở trên không những cung cấp thông tin về token quản trị là gì mà còn cho bạn nhiều tin tức đa khía cạnh về loại token này. Token quản trị tạo điều kiện cho dự án DeFi và DAO phát triển mạnh mẽ. Thông qua quyền đại diện cho ý kiến của cộng đồng tham gia dự án, các biểu quyết này trở nên minh bạch và công bằng. Mô hình DAO còn tồn tại một số những khuyết điểm và rủi ro nhất định như tính chất vốn dĩ của thị trường tiền điện tử. Nhưng với những cố gắng và nỗ lực từ các dự án token quản trị nói riêng và toàn bộ dự án cùa DeFi nói chung thì token quản trị sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn và nhân rộng ra nhiều lĩnh vực khác.
Thông tin: chuyengiatienao.com