Mô hình tiếp tục (Continuation Pattern) là gì? Và cách giao dịch

Nếu ai đang tìm hiểu về phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán, chắc đã từng nghe đến “mô hình tiếp tục. Mô hình này là một trong những mô hình giá (hay còn được gọi là price action), nó còn được gọi là “mô hình tiếp diễn”. Mô hình này thường được sử dụng để dự đoán giá. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin đến cho các bạn về mô hình tiếp tục là gì? Những loại mô hình giá tiếp diễn thường xuất hiện phổ biến trong đầu tư chứng khoán cũng như cách giao dịch ra sao với mô hình này. Cùng chuyengiatienao.com tìm hiểu nhé.

Mô hình tiếp tục (mô hình tiếp diễn) nghĩa là gì?

Mô hình này không phải là một mô hình duy nhất. Nó là cái tên để đại diện cho những dạng mô hình như: Mô hình tam giác, mô hình cờ đuôi nheo,….Đây là những mô hình dự báo về giá sẽ đi theo hướng giá hiện tại, nếu như mô hình này sẽ được hoàn thành. Những mô hình này có hình dạng rõ ràng nên rất dễ nhận biết. Đa số những mô hình giá được đặt theo một hình dạng nào đó, chẳng hạn như mô hình cốc tay cầm (có hình dạng cốc có tay cầm).

Tại sao lại có tên là mô hình tiếp tục? Vì nếu mô hình này được hoàn thiện, xu hướng của giá sẽ được tiếp diễn. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào xu hướng cũng tiếp tục sau khi mô hình tiếp diễn được xuất hiện. Ví dụ như giá sẽ có khả năng đổi chiều sau khi mô hình “lá cờ” hay “đuôi nheo” hiện diện.

Những mô hình tiếp tục phổ biến trong chứng khoán

Những mô hình tiếp tục trong chứng khoán
Những mô hình tiếp tục trong chứng khoán

Cách giao dịch phổ biến theo mô hình tiếp tục chính là chờ đợi đến khi mô hình xuất hiện. Sau đó sẽ vẽ đường xu hướng cho nó. Đợi cho đến khi giá sẽ phá vỡ mô hình (phá vỡ theo xu hướng trước đó). Lúc này mới bắt đầu vào lệnh. Vậy có những loại mô hình tiếp diễn nào, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Mô hình tiếp tục có hình tam giác

Đây là mô hình tiếp tục dễ nhận ra. Và được sử dụng khá phổ biến. Đặc biệt trong trường hợp các khung thời gian ngắn. Mô hình tam giác được hình thành nên bởi sự giao nhau của những đường xu hướng (đường xu hướng giá tăng và giảm).

Có 3 mẫu biểu đồ tam giác xuất hiện phổ biến:

  • Mô hình tam giác tăng.
  • Mô hình tam giác giảm.
  • Mô hình tam giác cân.

Mô hình có hình lá cờ

Mô hình tiếp tục hình lá cờ sẽ được tạo thành khi thị trường bắt đầu di chuyển khá mạnh về một hướng, sau đó bắt đầu có sự tích lũy ở biên độ hẹp. Mô hình này rất đúng với tên gọi. Gồm hai thành phần đó chính là “cột cờ” (chính là xu hướng ban đầu) và “lá cờ” (giai đoạn đang tích lũy). Mô hình này có hai dạng đó là “cờ tăng” (báo hiệu xu hướng tăng) và “cờ giảm” (báo hiệu xu hướng giảm).

Mô hình tiếp tục có hình cờ đuôi nheo

Mô hình tiếp tục này là mô hình dự đoán giá sẽ đi tiếp theo xu hướng “tăng lên hoặc giảm xuống” trong thời gian ngắn hạn trước đó đã được hình thành. Cờ đuôi nheo nó được chia làm 2 loại: Cờ đuôi nheo tăng giá & Cờ đuôi nheo giảm giá.

Sau khi đã xảy ra sự chuyển động mạnh của giá, mô hình cờ đuôi nheo sẽ bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ giá dần chậm lại. Và có được sự dao động trong một phạm vi hẹp. Tạo nên thành một hình tam giác, chính vì thế mô hình này còn có tên là cờ đuôi nheo. Sau đó, giá sẽ bắt đầu quá trình phá vỡ mô hình. Sau đó di chuyển theo xu hướng, là xu hướng mạnh như lúc ban đầu.

Mô hình có hình chữ nhật

Mô hình này được lập nên sau khi xu hướng tăng hoặc giảm vô cùng rõ rệt được hình thành. Gồm có hai đường xu hướng đó là xu hướng nằm ngang và xu hướng song song.

Mô hình tiếp tục hình chữ nhật giúp cung cấp những tín hiệu mang tính đảo chiều hoặc tiếp theo xu hướng trước đó. Đối với mô hình này, nhà đầu tư chỉ biết được chắc chắn giá sẽ có xu hướng tăng lên hay giảm xuống khi giá thật sự sẽ phá vỡ mô hình.

Cách giao dịch với mô hình giá tiếp tục

Cách giao dịch với mô hình tiếp tục
Cách giao dịch với mô hình tiếp tục

1. Xác định được xu hướng.

2. Xác định ra được mô hình đó có phải là mô hình này hay không, sau đó tìm điểm phá vỡ mô hình này.

Lưu ý: Có một số những nhà giao dịch sẽ chỉ giao dịch nếu xảy ra đột phá. Sự đột phá này xảy ra cùng hướng với xu hướng đang được thịnh hành. Ví dụ: Nếu xu hướng đang được thịnh hành tăng lên. Họ sẽ bắt đầu mua nếu giá nó vượt ra khỏi mô hình.

3. Xác được điểm nào là điểm cắt lỗ, điểm nào là điểm chốt lời.

Lệnh cắt lỗ có thể được thực hiện ở bên ngoài mô hình này, ở tại vị trí nằm đối diện điểm phá vỡ.

Mục tiêu lợi nhuận có thể được lập nên căn cứ vào chiều cao của mô hình giá ra sao. Ví dụ: Có một mô hình giá hình chữ nhật, nó có chiều cao là 3$ (giá này nằm ở ngưỡng kháng cự – ở ngưỡng hỗ trợ), sẽ phá vỡ xuống. Mục tiêu của giá này sẽ là giá nằm ở ngưỡng hỗ trợ – 3$. Nếu có sự phá vỡ lên thì mục tiêu của giá sẽ là giá nằm ở ngưỡng kháng cự + 3$.

Lời kết

Như vậy, chúng tôi đã thông tin đến cho các bạn về khái niệm của mô hình giá tiếp diễn. Những mô hình tiếp diễn xuất hiện phổ biến trong chứng khoán, cách giao dịch với mô hình tiếp tục ra sao. Hy vọng bài viết này giúp các bạn có thêm kiến thức. Để có thể nâng cao nền tảng của mình trong quá trình đầu tư chứng khoán. Với sự phong phú của những mô hình giá hiện nay (mô hình này là một trong những mô hình đó). Các nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ. Học hỏi thật nhiều, thực hiện kết hợp thêm với những chỉ báo kỹ thuật khác nữa để đưa ra được các chiến lược đầu tư hiệu quả.

Xem thêm:

Thông tin được tổng hợp bởi: chuyengiatienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *