Tổng quan về layer 1 trong blockchain và những vấn đề cần giải quyết

Layer 1 hiểu nôm na là một mạng cơ sở, có thể là Bitcoin, Ethereum hoặc bất cứ mạng lưới nào có cơ sở hạ tầng cơ bản của chúng. Những blockchain layer 1 hoàn toàn có thể thực hiện xác thực các giao dịch không cần đến mạng khác. Tuy nhiên các layer 1 được cho là sẽ không thể thực hiện đồng thời ba mục tiêu chính của mạng lưới. Cùng chúng tôi tìm hiểu ba mục tiêu đó là gì và cần làm gì để khắc phục bắt đầu từ tổng quan về layer 1 trong blockchain.

Tổng quan về layer 1 trong blockchain

Trong nội dung tổng quan về layer 1 trong blockchain chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm của layer 1 trong blockchain và tầm quan trọng của việc mở rộng layer 1 là gì.

Layer 1 trong blockchain là gì?

Nội dung đầu tiên chúng ta tìm hiểu tổng quan về layer 1 trong blockchain là khái niệm của nó. Layer 1 trong blockchain được coi là các blockchain nền tảng và hoạt động như một mạng chính của hệ sinh thái. Với khả năng xử lý cũng như hoàn thiện các giao dịch ở trên chính blockchain đó mà không cần mạng lưới khác. Layer 1 trong blockchain sẽ sở hữu token tiện ích riêng. Token này được dùng để tiến hành thanh toán các phí giao dịch. Bên cạnh đó, chúng hoạt động như một cơ sở hạ tầng dành cho các ứng dụng, giao thức và các mạng khác xây dựng trên mạng lưới đó như Layer 2 hoặc các dApp.

Tổng quan về Layer 1 trong blockchain là gì?
Tổng quan về Layer 1 trong blockchain là gì?

Layer 1 có đặc điểm chính là cơ chế đồng thuận cung cấp các nội dung liên quan đến: tốc độ, sợ bảo mật và thông tin giao dịch không giống nhau. Vậy nên mỗi một blockchain khác nhau để có những ưu và nhược điểm riêng biệt.

Mở rộng Layer 1 trong Blockchain quan trọng như thế nào?

Nội dung thứ hai trong tổng quan về layer 1 trong blockchain là bất cứ một blockchain nào cũng cần đảm bảo ba mục tiêu chính: tính phi tập trung, khả năng mở rộng cùng với sự bảo mật thông tin. Tuy nhiên, nhà sáng lập Ethereum – Vitalik Buterin đã khẳng định rằng một blockchain nhất định chỉ có thể cung cấp cùng lúc hai trong ba tính năng mà thôi. Đó là lý do mà việc tìm ra phương pháp đáp ứng cả ba tính năng này được gọi là blockchain trilemma (Bộ ba nan giải).

Tầm quan trọng của mở rộng Layer 1 trong Blockchain
Tầm quan trọng của mở rộng Layer 1 trong Blockchain

Đối với các blockchain Layer 1 thì khả năng mở rộng của mạng lưới được coi là vấn đề quan tâm và mang tính thách thức lớn nhất. Theo cơ chế đồng thuận PoW, Bitcoin cũng như nhiều Layer 1 đều đồng ý là vấn đề giải quyết tính phi tập trung và bảo mật thông tin dễ dàng được thực hiện hơn là mở rộng mạng lưới. Vấn đề giải quyết các bài toán học phức tạp để tạo thêm giao dịch mới khiến cho các thợ coin tốn thời gian lẫn tài nguyên.

Vấn đề mà đồng coin có khả năng sẽ trở thành một phần của giới kinh doanh khiến cho các nhà phát triển hệ thống mạng lưới blockchain cố gắng hết sức để có thể tăng TPS (giao dịch xử lý/giây) thông qua việc mở rộng Layer 1 trong Blockchain. Từ đó những trải nghiệm của người dùng sẽ được nâng cao thông qua giao dịch nhanh và chi phí rẻ.

Các phương thức để mở rộng layer 1 trong blockchain

Có nhiều phương thức để tăng khả năng mở rộng Layer 1 trong blockchain khác nhau, bao gồm:

Các phương thức để mở rộng layer 1 trong blockchain
Các phương thức để mở rộng layer 1 trong blockchain
  • Tăng kích thước của blockchain có thể tiến hành xử lý nhiều giao dịch hơn ở mỗi block
  • Chuyển đổi cơ chế đồng thuận, có thể chuyển từ PoW sang PoS hoặc ngược lại
  • Thực hiện sharding – đây là một dạng phân vùng cơ sở dữ liệu.

Tiến hành tăng kích thước block

Hard fork là vấn đề tất yếu trong tăng kích thước block trong Layer 1. Việc này tạo ra hai phiên bản khác nhau của blockchain; trong đó một phiên bản cập nhật cùng với một phiên bản không cập nhật. Kích thước của block lớn hơn sẽ cho phép các giao dịch xử lý được nhiều hơn cùng với thời gian giao dịch nhanh, chi phí thấp.

Chuyển đổi các giao thức đồng thuận

Chuyển đổi từ PoW sang PoS là quá trình chuyển đổi một cơ chế đồng thuận thực hiện giao dịch chậm lẫn tốn nhiều tài nguyên sang một cơ chế đồng thuận giúp khả năng mở rộng các Layer 1 đáng kể, tuy nhiên đổi lại thì tính bảo mật của cơ chế đồng thuận PoS lại không bằng PoW.

Sharding (tên gọi khác là phân đoạn)

Đây là một kỹ thuật phân vùng cơ sở dữ liệu. Sharding sẽ áp dụng công nghệ sổ cái phân tán ở trong hệ thống blockchain. Nói rõ hơn thì sharding là công việc chia nhỏ mạng và node thành tập hợp các khối cơ sở dữ liệu khác nhau một cách riêng lẻ. Điều này có thể làm cho khối lượng công việc được phân tán cũng như cải thiện hiệu quả tốc độ giao dịch. Các phân đoạn quản lý một tập hợp con các hoạt động toàn mạng được kích hoạt. Có các giao dịch riêng lẻ, các node cũng như block riêng biệt.

Các node không yêu cầu duy trì bản sao hoàn chỉnh toàn bộ blockchain mà sẽ yêu cầu báo cáo công việc hoàn thành của chuỗi chính để tiến hành chia sẻ trạng thái của dữ liệu cục bộ. Nó bao gồm cả số dư địa chỉ cũng như các chỉ số chính khác nữa.

Kết luận tổng quan về layer 1 trong blockchain

Chúng ta sẽ cùng đưa ra những kết luận sau cùng liên quan đến tổng quan về layer 1 trong blockchain trong nội dung ngay say đây. Đến thời điểm hiện tại thì ai cũng biết khả năng mở rộng blockchain trở thành vấn đề lớn cần phải đối mặt của Layer 1 trong blockchain. Điều này được thể hiện rõ nét khi nhu cầu về thị trường coin tăng lên. Kéo theo các giao thức blockchain mở rộng quy mô blockchain cũng sẽ tăng. Từ đó vấn đề về tính bảo mật và khả năng mở rộng trở thành điều kiện cần quan tâm trong xây dựng một giao thức hoàn hảo để giải quyết ổn thỏa tất cả chúng.

Thông tin: chuyengiatienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *