Bạn đã từng nghe bạc 60 là gì chưa, nếu bạn từng nghe nhưng chưa từng phải tiếp xúc chính thức với khái niệm này thì bạn có một cuộc sống tuyệt vời đấy. Còn nếu như bạn đang trong trạng thái phân vân có nên vay bạc 60 hay không thì bài viết này của chúng tôi hoàn toàn có thể cho bạn câu trả lời, bạn sẵn sàng rồi chứ?
Bạc 60 là gì?
Bạc 60 là một khái niệm dành để chỉ cho việc người vay phải trả một mức lãi suất cố định là 60%/trị giá tiền vay/năm cho người cho vay.
Để bạn hình dung một cách rõ ràng hơn về cách trả tiền vay theo bạc 60 là gì chúng tôi sẽ đem đến cho bạn một ví dụ cụ thể:
Người A vay của người B một số tiền là 100.000.000 VNĐ theo thỏa thuận bạc 60 thì số tiền lãi mỗi năm người A phải trả cho người B là: 100.000.000*60%=60.000.000 VNĐ hoặc có thể nói số tiền lãi mỗi tháng mà người A phải trả cho người B là: 60.000.000/12=5.000.000 VNĐ
Như vậy bạn có thể dễ dàng suy ra công thức để tiền lãi theo thỏa thuận bạc 60 là gì rồi phải không, chúng ta cùng điểm lại một chút nhé:
- Tiền lãi = Tiền vay*60% (tính theo năm)
- Tiền lãi = Tiền vay*60%/12 (tính theo tháng)
- Tiền lãi = Tiền vay*60%*số ngày vay/365 (tính theo ngày cụ thể)
Vay thỏa thuận bạc 60 có vi phạm pháp luật không?
Như đã tìm hiểu ở trên thì bạc 60 dùng để chỉ cho hành vi cho vay với lãi suất 60%/năm.
Theo khoản 1 điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản vay.
Từ đó có thể cho thấy đối với vay thỏa thuận lãi suất 60%/năm là hành vi vi phạm pháp luật.
Vay bạc 60 là gì? Có phải bạc 60 là vay nặng lãi không?
Chúng ta cùng tìm hiểu căn cứ theo pháp luật thì bạc 60 là gì, có phải vay theo bạc 60 là vay nặng lãi hay trong nội dung bên dưới.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định thì: Khái niệm cho vay nặng lãi được áp dụng trong trường hợp bên vay tiền phải chịu mức lãi suất tối thiểu gấp 05 lần so với mức lãi suất cao nhất được quy định tại khoản 1 điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.
Như nội dung mà chúng tôi đã được cung cấp ở trên thì mức lãi suất cao nhất mà điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định là 20%/năm. Như vậy để bị cho là vay nặng lãi, người vay phải chịu mức lãi suất tối thiểu 100%/năm. Vậy nên bạc 60 với mức lãi suất 60%/năm vẫn chưa bị quy vào tội cho vay nặng lãi.
Ngoài ra, nếu như bị khép vào tội cho vay nặng lãi thì bên cho vay phải chấp hành các hình phạt hình sự và hành chính cho hành vi của bản thân theo quy định của Điều 201 Bộ luật Hình sự.
Hình phạt của người cho vay bạc 60 là gì?
Việc thỏa thuận cho vay bạc 60 tuy không được liệt vào mục cho vay nặng lãi nhưng vẫn vi phạm tỷ suất tiền lãi cao nhất theo quy định của pháp luật, vậy nên việc cho vay theo bạc 60 vẫn được pháp luật giải quyết thỏa đáng cho người đi vay.
Cụ thể, theo quy định của khoản 1 điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 có viết: Trường hợp lãi suất thỏa thuận giữa hai bên vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không được áp dụng.
Có thể lấy ví dụ ở đầu bài viết, nếu như người vay 100.000.000 VNĐ với lãi suất theo bạc 60 thì họ có thể nhận được quyền lợi là giảm lãi suất từ 60%/năm xuống còn 20%/năm. Cụ thể, thay vì phải trả 60.000.000 VNĐ/năm thì số tiền mà người vay phải trả lúc này chỉ còn 20.000.000 VNĐ/năm.
Vay bạc 60 nhưng không trả có sao không?
Cho vay bạc vượt quá 20%/năm là hành vi vi phạm pháp luật, vậy nên việc vay bạc với lãi suất 60% tồn đọng như một vấn đề đáng cảnh báo trong xã hội với những tổ chức tín dụng đen vẫn tồn tại nhan nhản ở thời điểm hiện tại.
Một sự thật là có cầu thì cung sẽ luôn tồn tại, khi nào vẫn còn những người muốn vay nhanh số tiền khổng lồ mà không thông qua các cách thức chính thống và được pháp luật bảo vệ quyền lợi như vay ngân hàng hay tổ chức tài chính với mức lãi suất hợp lý thì các tổ chức cho vay bạc 60, thậm chí hơn thế nữa vẫn tồn tại.
Và câu trả lời cho câu hỏi vay bạc 60 nhưng không trả có sao không là CÓ. Tất nhiên, ngay cả khi bạn vay ở các kênh chính thống mà không trả hoặc trả chậm theo quy định thì vẫn chịu những tổn thất như tốn phí trả chậm, tịch thu tài sản khi không có khả năng chi trả. Thì việc đi vay của những tổ chức vi phạm pháp luật, vậy bạn nghĩ kết cục của mình khi không trả lúc vay bạc 60 là gì? Tôi nghĩ thứ chờ đợi bạn sẽ còn kinh khủng hơn nhiều đấy.
Tuy nhiên, bạn không thể phủ nhận rằng việc những tổ chức cho vay bạc 60 rất hấp dẫn đúng không. Vay nhiều, vay nhanh và vay không cần tài sản hoặc tín chấp để thế chấp. Vậy nên hãy tỉnh táo và biết bạn đang cần gì, khả năng sẵn sàng chấp nhận chi trả của bạn trước khi vay bạc 60 nhé!
Kết luận
Bài viết trên đây tôi đã đem đến cho bạn những thông tin có liên quan đến vay bạc 60 là gì cùng với những kiến thức về pháp luật cho mức lãi suất này trên thị trường để bạn có thể đưa ra các lựa chọn kịp thời hoặc những giải quyết khôn ngoan khi lỡ vướng vào vay bạc 60. Hy vọng thời gian bạn đọc bài viết này là không lãng phí, hẹn gặp lại bạn trong những câu hỏi tài chính thú vị lần sau.
Thông tin: chuyengiatienao.com