Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu trên thị trường có tác dụng gì?

Cung cầu là một khái niệm mà đa số các nhà đầu tư cũng đã biết đến nó rồi nhỉ. Hiểu đơn giản hơn thì nó chính là sự điều tiết của thị trường để có một mức giá và một lượng giao dịch cân bằng. Cung cầu được xác định: khi cầu lớn hơn cung thì giá sẽ bắt đầu tăng. Và ngược lại nếu như cung lớn hơn cầu thì đồng nghĩa với việc cầu giảm. Nếu muốn trở lại trạng thái thị trường cân bằng thì cần phải có số cung bằng cầu. Vậy thì cung cầu là gì? Và áp dụng nó như thế nào thì cùng chuyengiatienao tìm hiểu nhé:

Khái niệm chi tiết về cung cầu

Để mà có thể hiểu biết rõ hơn về cung cầu thì chúng ta phải hiểu được từng khái niệm như cung là gì? Và cầu là gì?. Muốn hiểu được nó thì hãy đọc tiếp để hiểu rõ hơn nhé:

Khái niệm cung là gì?

Cung được gọi trong tiếng anh Supply. Trong khoảng thời gian xác định nhà cung cấp có thể tung ra thị trường một lượng hàng hóa hoặc cũng có thể là dịch vụ với một mức giá khác nhau.

Tuy nhiên sẽ có một sự đồng thuận giữa giá và cung. Tức có nghĩa là giá tăng cung cũng sẽ tăng. Và 3 phần chính mà cung sở hữu đó là:

  • Cung cá nhân: Nói dể hiểu thì nó chính là lượng cung. Đây là lượng hàng hóa và dịch vụ sẽ được nhà phát hành bán ra với một mức giá có điều kiện và trong một khoảng thời gian đã được xác định. Chính vì thế nên cung cá nhân có nghĩa chỉ khi bán với giá cụ thể đã định trước.
Cung là lượng sản phẩm sẵn sàng để bán ra ngoài
Cung là lượng sản phẩm sẵn sàng để bán ra ngoài
  • Cung thị trường: Xét trong quy mô nền kinh tế gộp lại thì đây chính là một lượng cung hàng hóa và dịch vụ của toàn bộ cá nhân trong cùng một ngành hàng.
  • Cung tổng: Nghĩa là cung thị trường. Tuy nhiên thì ở đây sẽ không xét một mặt hàng mà nó sẽ xét tổng gộp toàn bộ các mặt hàng lại.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như về công nghệ sản xuất, nguyên liệu, điều tiết chính phủ và kể cả các thiên tai hay dịch bệnh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cung cầu chứ không chỉ riêng gì về giá.

Khái niệm cầu là gì?

Cầu cũng được gọi trong tiếng anh là Demand. Nói đơn giản dễ hiểu đó chính là biểu thị cho lượng hàng hóa dịch vụ mà bên người tiêu dùng sẵn sàng đón chờ để mua nó.Trong khung thời gian xác định thì sẽ mua với các mức giá khác nhau.

Điều này sẽ đồng nghĩa với việc nếu như giá tăng thì sẽ dẫn đến hiện tượng cầu giảm. Và 3 thành chính mà cầu sở hữu đó là:

  • Cầu cá nhân: Nói dể hiểu hơn đó là lượng cầu. Trong một thời gian cố định thì người tiêu dùng sẵn sàng mua với giá có điều kiện của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ của nguồn cung. Chính vì thế nên lượng cầu nó cũng chỉ mang nghĩa khi mà nó đi liền với mức giá cụ thể.
  • Cầu thị trường: Cũng xét chung trong một nền kinh tế gộp thì đây chính là lượng cầu về số lượng hàng hóa và dịch vụ trong cùng một ngành hàng.
  • Tổng cầu: Nghĩa là cầu thị trường. Tuy nhiên nó cũng xét trên phương diện gộp tất cả các mặt hàng lại. Chứ không riêng ngành hàng nào cả.

Ngoài ra cũng sẽ có các yếu tố ảnh hưởng khác như: thu nhập, sự kỳ vọng kinh tế và có cả insight người tiêu dùng,… .

Tác dụng của cung cầu trên thị trường

Tác dụng quy luật cung cầu trên thị trường
Tác dụng quy luật cung cầu trên thị trường

Giá cả sẽ luôn biến động theo một quy luật cụ thể. Vì yếu tố liên quan đến nền kinh tế thị trường, chính vì thế quy luật cung cầu cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cả của hàng hóa. Chính vì thế mà cần một ban quản lý để bình ổn lại giá cho ổn định nhất. Từ đó cũng hình thành nên ban quản lý thị trường. Bởi khi giá cả ổn áp thì nền kinh tế mới có thể tiến triển theo kế hoạch được. Và dưới đây là 3 tác dụng chính của quy luật cung cầu thị trường:

Đối với nhà nước

  • Một khi thị trường rơi vào tình thế cầu lớn hơn cung. Lúc này là lúc dựa vào chủ yếu là kho dự trữ quốc gia. Nhà nước sẽ chủ động sả sản phẩm ra để đảm bảo nguồn cung không bị hao hụt để tránh tình trạng lạm phát. Hoặc cũng có thể là sử lý điều tiết các kẻ đầu cơ.
  • Ngược lại khi cung vượt cầu thì lúc này nhà nước sẽ áp dụng chính sách kích cầu. Để thị trường bình đẳng ổn áp về giá cả.

Tác dụng cung cầu trong sản xuất

  • Khi giá cả tăng cao đồng nghĩa với việc cầu sẽ vượt cung. Lúc này nhà sản xuất sẽ bắt đầu tăng cường phát triển sản xuất để đảm bảo lượng cung ra thị trường.
  • Ngược lại khi mà giá xuống thấp hơn giá thực tế. Lúc này đồng nghĩa với việc lượng cầu giảm và cung bắt đầu tăng. Lúc này nhà sản xuất sẽ bắt đầu giảm thiểu sản xuất để tiết kiệm tối ưu chi phí.

Đối với người tiêu dùng

  • Người tiêu dùng sẽ giảm dần việc mau sắm. Bởi giá tăng cao vì nhu cầu tăng hơn lượng cung.
  • Người tiêu dùng sẵn sàng mua sắm với số lượng lớn. Bởi cung tăng cầu giảm đồng nghĩa với việc giá hàng hóa dịch vụ sẽ rất rẻ.

Kết luận

Cuối cùng thì chắc hẳn đến đây các bạn đã hiểu được phần nào về cung cầu là gì rồi nhỉ. Tóm lại quy luật cung cầu chính là việc điều tiết giá cả hàng hóa dịch vụ cho cân bằng. Cung là lượng hàng cung cấp cho thị trường, cầu là lượng hàng người tiêu dùng sẽ mua. Và những tác dụng nó như thế nào cũng đã được chúng tôi cung cấp đến các bạn rồi. Hy vọng nó sẽ là vốn kiến thức hữu ích đối với bạn. Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức tài chính mới nhất nhé!

>>>Xem thêm:

Bài viết được chia sẻ từ: Chuyengiatienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *