Giá trị nội tại là gì? Trong phân tích cơ bản có ý nghĩa như thế nào?

Intrinsic Value là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong chứng khoán. Tuy nhiên nói về độ hiểu biết của nó thì không mấy ai có thể hiểu được. Trong những giao dịch chứng khoán nó thường xuyên xuất hiện. Vậy thì giá trị nội tại là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến giao dịch chứng khoán thì cùng chúng tôi giải mã qua bài viết được chia sẻ dưới đây nhé:

Giá trị nội tại là gì?

Trong chứng khoán giá trị nội tại được viết ra tiếng anh là Intrinsic Value. Đây chính là một công cụ thước đo các cảm nhận giá trị; hoặc cũng có thể hiểu là thước đo giá trị tính toán của một cổ phiếu. Đây là một thuật ngữ được dùng trong phân tích cơ bản với mục đích nhằm ước tính trị giá của một cổ phiếu. Chúng ta cũng có thể hiểu một cách khác đó là đo lường bên trong của cổ phiếu.

Tuy nhiên thì để mà có thể xác định được giá trị nội tại. Nhà đầu tư cần phải tính toán chi tiết thông qua nhiều tài liệu liên quan đến tài chính khác nhau. Không nên quá tập trung vào giá của cổ phiếu trên thị trường để xác định nó.

Giá trị nội tại có ý nghĩa gì trong chứng khoán

Các nhà đầu tư thường sẽ sử dụng phân tích cơ bản để đo lường bên trong của cổ phiếu. Nhất là đo lường giá trị nội tại cũng như các tài sản trong cổ phiếu. Từ đó sẽ đưa ra được quyết định giá mua vào và tiềm năng phát triển của cổ phiếu đó vào một thời điểm xác định trong tương lai.

 

Tuy nhiên thì nó sẽ không có một công thức cụ thể nào để tính nó. Nhưng thường thì các trader sẻ sử dụng mô hình định giá trên mua khía cạnh của nhà kinh doanh. Trong đó có 3 yếu tố quan trọng nhất là: định tính, định lượng và có cả dự đoán.

Ý nghĩa của giá trị nội tại trong chứng khoán
Ý nghĩa của giá trị nội tại
  • Mô hình kinh doanh, yếu tố quản trị và yếu tố thị trường mục tiêu thuộc yếu tố định tính. Đây là những yếu tố biểu hiện rõ nét những công việc mà buộc nhà kinh doanh phải làm.
  • Tỷ số tài chính và phân tích các báo cáo tài chính thuộc yếu tố định lượng. Đây là những yếu tố dùng để đo chỉ số hoạt động của một doanh nghiệp.
  • Cuối cùng là những yếu tố dự đoán. Đây là yếu tố hỗ trợ các trader dự đoán được giá trị tương đối của một loại tài sản cố định. Tuy nhiên thì yếu tố này xác định chủ yếu dựa trên nền tảng phân tích kỹ thuật.

Sau quá trình phân tích thì nhà đầu tư nên xem xét so sánh lại với giá trị đang có của cổ phiếu. Mục đích của việc này là quan sát đo lường xem cổ phiếu đang có giá cao hay thấp trên thị trường để đưa ra giải pháp tốt nhất.

Các cách xác định giá trị nội tại trong chứng khoán

Như chúng tôi đã nói ở trên thì hiện tại không có một công thức nào có thể tính được giá trị nội tại. Tùy thuộc vào từng nhà đầu tư sử dụng nhiều cách khác nhau để xác định giá trị này của cổ phiếu. Và sau đây sẽ là ba cách mà các nhà phân tích cơ bản chọn để phân tích đó là:

Khai thác dòng tiền chiết khấu

Một nhóm các nhà đầu tư cho rằng chiết khấu của dòng tiền là cách tối ưu hiệu quả nhất trong việc xác định giá trị nội tại của cổ phiếu. Nếu chọn phương pháp này bạn cần làm đủ ba bước này:

  • Ước tính toàn bộ nguồn tiền tương lai của doanh nghiệp
  • Và tính giá trị của nguồn tiền trong tương lai
  • Tổng các giá trị hiện tại để có thể xác định được giá trị của một cổ phiếu
Cách xác định giá trị nội tại trong chứng khoán
Cách xác định giá trị nội tại trong chứng khoán

 

Để có thể ước tính được các tất cả các dòng tiền trong tương lai thì bạn cần phải có vốn luyến kỹ năng chuyên nghiệp và xét duyệt nhiều dữ liệu. Và bạn cũng nên nghiên cứu các báo cáo tài chính của một công ty nào đó. Mặc khác thì bạn cần nắm bắt được các triển vọng của công ty đó để có thể dễ dàng đưa ra các dự đoán chính xác có cơ sở về dòng tiền sẽ thay đổi trong tương lai.

Khai thác số liệu tài chính

Khai thác các số liệu tài chính doanh nghiệp cũng là cách hay để các nhà phân tích có thể tính toán được giá trị của cổ phiếu doanh nghiệp đó. Số liệu tài chính đó chính là tỷ lệ giá dựa trên nguồn thu nhập (P/E). Đây cũng có thể xem là công thức để tính nó.

Khai thác tài sản doanh nghiệp để xác định giá trị nội tại

Đây cũng chính là cách hữu hiệu và dễ dàng sử dụng nhất trong việc tính toán giá trị này. Cụ thể để hiểu được thì xem ví dụ của chuyengiatienao sau đây:

Cụ thể: Ví dụ công ty HNT có tổng tài sản là 30 tỷ. Tuy nhiên nợ phải trả là 9 tỷ. Sau quá trình chi phí trừ cho giá trị tài sản nợ thì sẽ còn lại 21 tỷ. Thì 21 tỷ này chính là giá trị nội tại của công ty.

Kết luận

Cuối cùng chốt lại thì mục đích của việc này dùng để tìm ra được cổ phiếu tốt để giao dịch. Những cổ phiếu này được giao dịch với một giá trị thấp hơn giá trị của chúng. Và trên thị trường cũng có nhiều cách xác nhau để có thể xác định được giá trị nội tại của cổ phiếu. Vì thế nên nhà phân tích cần căn chỉnh để lựa chọn ra được cách tốt nhất để tính nó và có được sự kết hợp của nhiều dữ liệu khác nhau để đạt kết quả tốt nhất.

>>>Xem thêm:

Bài viết được chia sẻ từ: Chuyengiatienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *