Vốn chủ sở hữu là gì? Cách nhận biết vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Để thành lập một công ty hay một doanh nghiệp và vận hành được nó thì cần phải có nguồn vốn. Trong một doanh nghiệp sẽ được phân loại thành hai nguồn vốn riêng biệt: vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Đây được xem là cốt lõi để tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Trong chứng khoán thì phân tích cơ bản cho rằng đây là nguồn vốn nói lên giá trị của một doanh nghiệp. Vậy thì nguồn vốn chủ sở hữu là gì mà lại có tầm quan trọng như vậy thì cũng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé:

Vốn chủ sở hữu là gì?

Mặc dù trong bộ luật doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về khái niệm của vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên thì nguồn vốn này không cần phải cam kết thanh toán cho chủ sở hữu của nó. Nguồn vốn này có nguồn gốc từ các nhà đầu tư tham gia góp vốn và người chủ của doanh nghiệp. Ngoài ra nguồn vốn này cũng có thể xuất phát từ nguồn lợi kinh doanh. Chính vì những điều trên dẫn đến đây là nguồn vốn không thuộc khoản vốn nợ. Và nguồn VCSH bao gồm các thành phần liên quan đến cổ đông quỹ, quỹ góp tài chính, quỹ của các cổ phiếu và kể cả thặng dư vốn cổ phần.

Một doanh nghiệp cụ thể có thể sẽ có một chủ sở hữu, cũng có thể có nhiều hơn 1 chủ sở hữu. Đây được tính là nhà tài trợ chính cho doanh nghiệp. Những khoản nợ sẽ được ưu tiên chi trả nếu như doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị phá sản. Và khoản còn lại sẽ chi trả cho các cổ đông dựa theo phần trăm góp vốn của mỗi cá nhân chủ sở hữu.

Công thức tính vốn chủ sở hữu

Công thức tính vốn chủ sở hữu
Công thức tính vốn chủ sở hữu

VCSH được tính với công thức như sau:

VCSH = Σ tài sản – Khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả

Chú thích:

  • VCSH: Vốn chủ sở hữu
  • Σ tài sản: Tổng số tài sản của một cá nhân doanh nghiệp bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn.
    • Tài sản dài hạn: Đây là khoản đầu tư liên tục và xuyên suốt của chủ sở hữu và nhà đầu tư. Bên cạnh đó còn có các khoản phải thu dài hạn, tài sản trụ cột, bất động sản,… .
    • Tài sản ngắn hạn: là nguồn tiền gửi ngân hàng, tiền luân chuyển hoặc tiền mặt  và các khoản khác có giá trị như vàng, bạc, đá quý,… .
  • Nợ mà doanh nghiệp phải trả: Có nghĩa là đây là khoản phải chi trả cho người bán cũng như phí thuế nhà nước, chi trả cho công nhân lao động, nợ tài chính, ký cược ứng tiền hàng,… .

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Đây là những nguồn vốn mà doanh nghiệp nào cũng sở hữu. Tuy nhiên để phân biệt được nó chúng ta cần hiểu sơ qua về từng nguồn vốn. Như trên chúng ta đã tìm hiểu về VCSH vậy thì vốn điều lệ là gì cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích để so sánh nhé:

Sơ lược vốn điều lệ

Trong bộ luật doanh nghiệp có điều 4 khoản 34 quy định về vốn điều lệ là nguồn vốn mà tổng giá trị đóng góp của các thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp. Hoặc khi thành lập công ty hữu hạn thì các thành viên sẽ cam kết góp. Công ty hợp danh là đã bán tổng các cổ phần công ty; hoặc là khi thành lập công ty cổ phần đã đăng ký mua trước.

So sánh vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
So sánh vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Bảng so sánh vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

VCSH Vốn điều lệ

Bản chất

Đây là nguồn vốn của người sở hữu mà doanh nghiệp không cần phải thực hiện cam kết thanh toán. Đây là nguồn vốn có thể do các nhà đầu tư góp cũng có thể do lợi nhuận từ kinh doanh tạo thành. Đây là khoản giá trị tổng mà nhà đầu tư và chủ sở hữu cùng góp hoặc cam kết khi tạo công ty TNHH. Cũng có thể hiểu bằng cách khác đó là số cổ phần bán ra hoặc cổ phần đã đăng ký mua khi công ty thành lập.

Người sở hữu

Là cá nhân hoặc một tổ chức góp vốn. Cũng có thể là những cổ đông trong tay có nắm cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên thì doanh nghiệp vẫn có quyền định đoạt và chi phối nguồn vốn này. Những cá nhân, tổ chức hoặc những cam kết góp vốn khi công ty TNHH được thành lập.

Cơ cấu hình thành

Được hình thành từ nhà nước và do có sự tham gia góp vốn của doanh nghiệp hoặc cổ đông, được bổ sung từ nguồn lợi nhuận. Vốn này được hành thành dựa trên vốn góp của các thành viên, cổ đông và các cam kết trong thời hạn cụ thể. Khoản này sẽ được bổ sung vào điều lệ của công ty.

Đặc điểm

VCSH không được xem là khoản nợ. Bởi vì được hình thành từ sự góp vốn hoặc từ nguồn lợi của doanh nghiệp. Vốn điều lệ sẽ trở thành khoản vốn nợ nếu doanh nghiệp phá sản.

Ý nghĩa

Báo cáo số liệu liên quan đến sự tăng giảm nguồn vốn. Thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp và cá nhân góp vốn. Giúp cho nhà đầu tư phát hiện cơ cấu số vốn hóa. Bên cạnh đó nó còn là cơ sở để chia tài sản sau khi bị phá sản.

Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức liên quan đến vốn chủ sở hữu. Cung cấp cho các bạn về khái niệm cũng như công thức tính nguồn vốn đó như thế nào. Bên cạnh đó chuyengiatienao chúng tôi còn giúp nhà đầu tư phân biệt được VCSH và vốn điều lệ. Từ đó xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn trong một doanh nghiệp. Nó sẽ hướng bạn đến được với chiến lược đầu tư tối ưu hơn.

>Xem thêm: Trong phân tích cơ bản giá trị nội tại có ý nghĩa như thế nào?

Bài viết được chia sẽ bởi: Chuyengiatienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *