Lạm phát là gì? Biến động lạm phát trong năm 2022

Lạm phát là vấn đề bất an đối với xã hội Việt Nam. Nó thu hút được khá nhiều dư luận xã hội quan tâm đến. Đặc biệt tác động không nhỏ đến nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, lạm phát không phải lúc nào cũng xấu. Nhiều nước khác nhau trên thế giới sử dụng để tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà. Vậy thì trong năm 2022 biến động lạm phát như thế nào thì cùng chuyengiatienao.com tìm hiểu nhé:

Khái niệm về lạm phát

Lạm phát được viết dưới dạng tiếng anh là Inflation. Dưới sự nhìn nhận ở các mức độ khác nhau thì nghĩa của “ lạm phát là gì”  cũng sẽ khác nhau. Lạm phát thực chất nó là sự biến động theo chiều tăng của mức giá chung. Sự tăng lên liên tục của hàng hóa dẫn đến sự mất giá của một đơn vị tiền tệ. Khi hàng hóa tăng lên cao thì giá trị đồng tiền sẽ đi xuống. Bởi cũng 1 đơn vị tiền đó nhưng sẽ chỉ mua được ít hàng hơn so với trước kia. Chính vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến mức độ mua hàng của đơn vị tiền tệ.

Góc nhìn tổng quan về lạm phát

Về nền kinh tế trong nước: Lạm phát nó là sự gia tăng giá của thị trường của một sản phẩm dịch vụ nào đó. Nó tăng trưởng không ngừng dẫn đến sự biến động nền kinh tế của đất nước.

Về sự nhìn nhận nước khác: Thì nó thực chất là sự mất giá đồng tiền của một quốc gia, lạm phát càng tăng cao thì giá trị đồng tiền của quốc gia càng đi xuống và ngược lại.

Đặc điểm chính

Lạm phát nó không xuất hiện ngẫu nhiên. Nó là một vấn đề chịu sức ép của một tác động nào đó. Nó sẽ tăng một cách đột ngột và diễn ra liên tục. Mặt khác, không phải giá tăng thì sẽ gọi là lạm phát. Cũng có thể vì một nguyên nhân biến động giá tương đối dẫn đến giá hàng hóa cũng sẽ tăng cao.

Nó diễn ra khi nhu cầu cung cầu có sự biến động trong thời gian ngắn. Các quốc gia cần có sự chuẩn bị đo lường cụ thể về biến động để giảm mức độ lạm phát hằng năm xuống mức thấp nhất có thể. Bởi nó sẽ kéo dài vài năm dẫn đến nền kinh tế quốc gia sẽ bị giảm sút.

Các mức độ lạm phát

Việt Nam là một quốc gia đang chịu sự ảnh hưởng cao liên tục trong suốt những năm qua về mức độ lạm phát. Gây ra nhiều biến động về giá trị đồng tiền. Ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất và tâm lý của người dân.

Các mức độ của lạm phát
Các mức độ của lạm phát

Mức độ

Có 3 mức độ chính được tính bằng % gồm:

  • Tự nhiên: từ 0 – dưới 10%
  • Phi mã: từ 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: >1000%

Đặc điểm từng mức độ

Một nền kinh tế của một quốc gia muốn phát triển phải kìm hãm sự tăng trưởng của lạm phát ở một mức thấp nhất có thể đặc biệt dưới 5% -9% đổ lại. Ở mức độ này thì nền kinh tế không bị ảnh hưởng nhiều và đời sống hoạt động sản xuất cũng sẽ diễn ra bình thường.

Tuy nhiên làm phát đạt mức độ Phi Mã thì bắt đầu có sự tăng vọt của hàng hóa chung và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Giai đoạn này là mức khó khăn và người dân sẽ dự trữ hàng hóa, vàng bạc…lãi suất vay của giai đoạn này cũng bắt đầu tăng cao.

Đặc biệt khi siêu lạm phát xảy ra thì bạn cũng hiểu về mức độ giá biến động khá cao. Và nền kinh tế đất nước phải chịu một áp lực nặng nề khả năng để lại hậu quả vô cùng lớn. Giai đoạn này diễn ra thì dẫn đến sự phục hồi kinh tế lại được như ban đầu là một điều rất khó. Vì vậy một quốc gia muốn phát triển thì hãy tìm cách kìm hãm lạm phát ở mức tự nhiên đổ lại.

Những nguyên nhân gây ra lạm phát

Có nhiều nguyên gây ra lạm phát 2022 khác nhau. Và sau đây là 7 nguyên nhân chính:

Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu thị trường tăng lên dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa. Kéo theo giá của hàng hóa cũng sẽ tăng cao. Dẫn đến mặt hàng khác tăng theo làm mất giá đồng tiền. Như vậy người tiêu dùng phải chi trả một khoản tiền cao hơn để mua mặt hàng phục vụ cho nhu cầu.

Ví dụ cụ thể hiện tại giá xăng tăng cao. Dẫn đến giá dịch vụ Grab cũng sẽ tăng theo; giá thực phẩm thiết yếu cũng sẽ leo thang theo.

Do chi phí đẩy

Nguyên nhân này xãy ra đối với doanh nghiệp khi nguyên liệu nhập vào tăng lên; đồng lương nhân viên tăng lên. Ép buộc sản phẩm của doanh nghiệp đó phải tăng lên để đảm bảo được lợi nhuận. Dẫn đến thị trường tăng và lạm phát bắt đầu xảy ra.

Các nguyên nhân chính gây ra lạm phát
Các nguyên nhân chính gây ra lạm phát

Do cơ cấu

Với một ngành kinh doanh thì tiền lương cũng phải tăng dần. Mặc dù doanh nghiệp có tăng hay giảm hiệu quả thì tiền công vẫn phải bắt buộc tăng cho công nhân. Chính vì vậy giá cả phải tăng lên để đảm bảo mức độ sinh lời cho doanh nghiệp.

Do cầu thay đổi

Khi nhu cầu tăng về mặt hàng nhất định. Tuy nhiên thị trường lại giảm nhu cầu tiêu thụ mặt hàng đó. Ngoài thị trường chỉ duy nhất một nhà cung cấp còn mặt hàng đó thì chắc chắn chỉ có thể tăng giá mà không giảm. Cho dù cầu có giảm thì giá cũng sẽ không đổi. Tuy nhiên cầu tăng thì giá lại tiếp tục tăng dẫn đến hiện tượng lạm phát.

Do xuất khẩu

Khi cầu tăng hơn cung dẫn tới xuất khẩu tăng. Nguyên liệu được gom lại cung cấp cho nhà sản xuất dẫn đến thị trường hao hụt. Làm cho lượng cung thấp hơn cầu sẽ gây hiện tượng mất cân bằng dẫn đến lạm phát.

Do nhập khẩu

Mức độ tăng của nguyên liệu khi nhập hàng hóa. Sản phẩm bán ra sẽ tăng lên cao. Mức giá chung nguồn nhập khẩu biến động sẽ là nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

Lạm phát tiền tệ

Ngân hàng trung ương sẽ là người đứng lên giữ giá cho đồng tiền trong nước bằng cách mua đồng ngoại tệ. Lượng tiền thông hành trong nước tăng là nguyên nhân gây lạm phát trong nước.

Như vậy những nguyên nhân trên gây ra sự lạm phát không ngừng. Tuy nhiên 2 nguyên nhân chủ chốt chính là do “KÉO”  và  “ĐẨY”.

Biến động lạm phát 2022 tại Việt Nam

Biến động giá xăng dầu tại Việt Nam
Biến động giá xăng dầu tại Việt Nam

Như chúng ta đã thấy hiện nay tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine tăng cao. Nguồn cung cấp dầu khí từ Nga tăng vọt dẫn đến lượng cung tại các nước tăng cao. Đặt biệt tại thị trường Việt Nam giá xăng dầu đang đạt ngưỡng sấp sĩ 30.000VND một mức giá đạt ngưỡng lịch sử. Với nhu cầu đi lại của người dân thì với mức giá xăng dầu như vậy gây ảnh hưởng lớn đến dư luận. Đặc biệt ảnh hưởng đến nền kinh tế của người dân Việt Nam. Giá xăng tăng cao, dịch vụ taxi, grab,… .cũng sẽ tăng giá cước  ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.

Ngoài ra ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước. Đồng tiền đang dần bị mất giá vì mức độ lạm phát đang kéo dài và chưa có xu hướng giảm. Nguồn cung về xăng dầu cũng đang bị hạn chế bởi chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Vì vậy nền kinh tế đang có hiện tượng đi xuống dần và giá trị đồng tiền cũng không ngoại lệ.

Kết luận

Cuối cùng, lạm phát gây ra tiêu cục rất lớn đặc biệt người nghèo sẽ khổ hơn. Những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu họ không có khả năng mua. Tuy nhiên những tên đầu cơ lợi dụng vơ vét sạch hàng hóa và trở nên giàu có. Gây rối loạn nền kinh tế nước nhà và khoảng cách giữa người giàu và nghèo cách xa nhau hơn.

>Xem thêm các bài viết khác:

Thông tin được cung cấp từ: chuyengiatienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *