Chính sách tiền tệ là gì? Tầm ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Khi chính sách có sự thay đổi thì nó ảnh hưởng gián tiếp hoặc có khi là trực  tiếp đến những sự thay đổi của yếu tố trong nền kinh tế. Vậy thì chính sách tiền tệ là gì? Vì sao nó có tầm ảnh hưởng lớn vậy thì cũng chúng tôi đi tìm hiểu nhé:

Sơ lược về chính sách tiền tệ

Monetary policy là cụm từ quen thuộc đối với các nhà đầu tư kì cựu. Nó chính là cụm từ viết dưới dạng tiếng anh của chính sách tiền tệ. Nó là sự kết hợp các công cụ hoạt động dưới dạng tín dụng và forex để ổn định đồng tiền. Dẫn đến ổn định nền kinh tế và tăng cường thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hiểu một cách đơn giản hơn nữa thì đây là chính sách kinh tế vĩ mô. Dưới sự vận hành thực hiện bởi ngân hàng trung ương và cơ quan chịu trách nhiệm về tiền tệ. Ngân hàng trung ương sẽ dùng chính sách tiền tệ với mục đích đạt được mục tiêu nền kinh tế vĩ mô được ổn định về giá cũng như tỷ lệ thất nghiệp và sự tăng trưởng kinh tế.

Phân loại chính sách tiền tệ

Chính sách này được phân chia thành 2 loại khác nhau: Mở rộng và co hẹp tùy trường hợp và nền kinh tế biến động như thế nào thì sẽ được áp dụng các chính sách khác nhau.

Chính sách tiền tệ mở rộng

Đây là chính sách mà ngân hàng nhà nước tăng cường bổ sung tiền tệ nhiều hơn bình thường cho nền kinh tế. Đây được xem là chính sách của nền kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng. Và phát triển kinh tế quốc gia. Chính sách mở rộng được áp dụng khi kết hợp 2 trong 3 cách như giảm lãi suất chiết khấu, hạ tỷ lệ dự trữ và tăng mua vào trên thị trường chứng khoán.

Chính sách tiền tệ mở rộng
Chính sách tiền tệ mở rộng

Lãi suất lúc này nếu giảm thì các doanh nghiệp phải vay thêm tiền để phát triển kinh doanh. Người dân mua nhiều nên dẫn đến tổng cầu tăng. Nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân. Vì vậy nền kinh tế phát triển, quy mô mở rộng dẫn đến thu nhập người dân cũng được cải thiện. Chính vì vậy khi nền kinh tế bị giảm sút. Và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao thì chinh sách này sẽ được áp dụng.

Chính sách thắt chặt

Ngược lại với chính sách tiền tệ mở rộng. Chính sách tiền tệ thắt chặt này sẽ được nhà nước giảm cung tiền cho nền kinh tế. Để thực hiện được việc này thì cần phải thông qua hành động tăng cao lãi suất, tăng tỉ lệ dự trữ và tăng cường bán chứng khoán ra thị trường.

Khi lãi suất đã tăng cao thì cá nhân hay tổ chức sẽ rơi vào trường hợp rụt rè hơn trong trường hợp chi tiêu và đầu tư. Dẫn đến lượng cầu giảm và giảm luôn mức giá chung thị trường. Trường hợp lạm phát kéo dài và tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh sẽ áp dụng chính sách này.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Cho dù bạn có sử dụng chính sách nào đi chăng nữa thì mục đích chính cũng hướng đến giải quyết nạn thất nghiệp và kiểm soát lạm phát kéo dài, giúp người dân ổn định về nền kinh tế hơn. Vậy mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì thì tất cả sẽ nằm trong phần dưới đây nhé:

Phát triển kinh tế

Mục tiêu đề ra chính sách đều hướng đến sự tăng trưởng phát triển nền kinh tế.  lãi suất và tổng cầu sẽ bị chi phối bởi sự điều chỉnh cung tiền cho nền kinh tế. Lúc này chúng ta sẽ thấy được sự tăng trưởng, phát triển kinh tế nhờ tăng cường đầu tư, tăng sản lượng và tăng cả GDP.

Giảm tỉ lệ thất nghiệp

Nhờ chính sách này ảnh hưởng đến lượng cung tiền cho kinh tế. Quy mô được mở rộng và doanh nghiệp sẽ tăng cường cho việc sản xuất. Chính vì vậy họ cần người làm và người dân sẽ giảm được tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên thì sẽ dễ xảy ra lạm phát do việc tăng cung tiền.

chính sách tiền tệ giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp
Tăng cường phát triển công ăn việc làm cho người dân

Ổn định giá thị trường

Với mục tiêu phát triển kinh tế nên việc ổn định giá trong nền kinh tế vĩ mô giúp giảm được biến động giá. Khi biến động giá giảm dần thì nhà đầu tư sẽ ổn định hơn và thu hút thêm nhà đầu tư. Từ đó nguồn vốn sẽ tăng và kinh tế sẽ được tăng trưởng và phát triển.

Kiểm soát lạm phát

Nhìn chung thì lạm phát là lúc giá cả tăng vọt, làm giảm giá trị đồng tiền. Dẫn đến gây khó khăn trong việc trao đổi giao lưu hàng hóa trong nước với nước ngoài. Chính vì vậy ngân hàng nhà nước thực hiện bình ổn giá để kiểm soát giá hàng hóa thị trường và giảm tỷ lệ lạm phát.

Tầm ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế

Chính sách tiền tệ đóng một vai trò khá quan trọng trong việc điều hành lưu thông nền kinh tế. Ngân hàng nhà nước thông qua chính sách này để kiểm soát hệ thống tiền tệ quốc gia. Thực hiện các mục tiêu như giảm thất nghiệp, bình ổn giá và hạn chế tỷ lệ lạm phát xảy ra. Bình ổn sức mua đồng tiền và tăng trưởng nền kinh tế.

Dựa vào chính sách này để kiểm soát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và một số tổ chức tín dụng trên thế giới. Dẫn đến tầm ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế đóng một vai trò khá quan trọng.

Ví dụ: thời gian qua dịch bệnh covid ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Vì vậy đã thực hiện chính sách này để ổn định giá cả thị trường. Nền kinh tế ổn định nhờ cắt giảm lãi suất. Gánh nặng tài chính được gỡ bỏ. Đẩy mạnh đầu tư kinh doanh và phát triển kinh tế trong mùa dịch này.

Kết luận

Trên là những thông tin tổng hợp về chính sách tiền tệ. Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu được nó đóng vai trò quan trọng như thế nào. Chính sách này có hiệu lực và ảnh hưởng đến nền kinh tế cực kì quan trọng. Giúp bà con có công ăn việc làm ổn định. Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển hơn đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho người dân.

>>Xem thêm các bài viết khác:

  • Lịch kinh tế là gì? Cách sử dụng lịch kinh tế trong đầu tư forex
  • Kiều hối là gì? Cách chuyển kiều hối như thế nào?
  • Lạm phát là gì? Biến động lạm phát trong năm 2022
  • Ngoại tệ là gì? Những loại ngoại tệ nào mạnh đáng đầu tư?
  • Tiền tệ là gì? Những cặp tiền tệ xuất hiện chủ yếu trong Forex

Thông tin tổng hợp từ: chuyegiatienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *