Mô hình cốc tay cầm là một mô hình đối với những người mới chơi Forex hoặc chứng khoán, họ sẽ cảm thấy lạ lẫm. Mô hình này do chính William O’Nei – Là một nhà đầu tư giỏi và khá nổi tiếng trên thị trường tài chính toàn thế giới. Ông đã có được khoảng 25 năm kinh nghiệm nhờ ra sức dày công dành thời gian nghiên cứu. Ông đã khẳng định rằng “Mô hình cốc và tay cầm là một trong số những mô hình giá mang tính quan trọng nhất mà ông đã phát hiện ra”. Đây là mô hình mà các trader không nên bỏ qua, để có thêm kiến thức trong quá trình đầu tư. Hãy cùng chuyengiatienao.com theo dõi thông tin chi tiết về mô hình cốc tay cầm là gì trong bài viết sau nhé.
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình này thông thường sẽ được xuất hiện khi tình hình thị trường diễn ra sự giảm giá nhẹ. Rồi sau đó từ từ có sự tăng giá một cách dần đều. Từ đó góp phần tạo thành một đường cong có hình chữ “U”, chữ U này là phần của thân cốc. Sau đó thị trường sẽ hiện ra một sự hồi giá, sự hồi giá này sẽ đi xuống.
Và có sự đảo chiều, sự đảo chiều này sẽ đảo trở lên nhọn hơn một chút. Giống như hình chữ “V” nằm ở chỗ bên phải của cốc, hiện tượng này sẽ tạo nên một cái tay cầm. Mô hình này thông thường sẽ được những nhà đầu tư chứng khoán hoặc Forex dùng đến để họ có thể nắm được tình hình nở rộ hoặc là sự bứt phá mạnh mẽ của giá.
Mô hình còn có tên tiếng Anh là Cup and Handle Pattern, được phát hiện ra bởi William J.O’Neil – nhà đầu tư nổi tiếng tại nước Mỹ. Mô hình này được phát hiện vào năm 1988. Tại sao mô hình này có cái tên là mô hình cốc tay cầm. Bởi vì hình dạng của mô hình giống như 1 chiếc cốc có tay cầm. Giống với mô hình này, những mô hình khác trong phân tích kỹ thuật cũng có cái tên “mô tả hình dạng” của mô hình đó. Chẳng hạn như mô hình 2 đỉnh (là mô hình có 2 đỉnh).
Các thành phần của mô hình
Mô hình cốc tay cầm chuẩn là một mô hình vô cùng quen thuộc đối với những trader chơi trong thời gian lâu năm. Giống như tên gọi của chính nó, mô hình này có hai phần chính đó là cốc, và tay cầm. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về hai phần này nhé.
Phần cốc của mô hình cốc tay cầm
- Phần cốc sẽ được tạo nên sau khi có sự tăng lên khoảng 30% của một xu hướng. Giai đoạn lúc này có thể được cho là một khởi đầu khá triển vọng cho sự vọt lên một cách bứt phá của phần tay cầm.
- Thời gian đầu thị trường sẽ có sự tăng lên rồi sau đó sẽ có sự giảm xuống, từ đó dần dần tạo nên phần thân cốc nằm ở bên trái.
- Một khoảng thời gian sau đó. Giá sẽ có sự di chuyển xuống phần đáy cốc và từ từ đi lên. Sự việc này sẽ giúp hoàn thành trọn phần thân ở phía bên phải của cái cốc.
Theo William J.O’Neil, người nghiên cứu ra mô hình cốc tay cầm: Thời gian để thân cốc hoàn chỉnh khoảng 3 đến 6 tháng.
Phần tay cầm của mô hình
Sau khi phần cốc đã được hình thành hoàn chỉnh, thị trường lúc này sẽ xuất hiện một đợt giảm giá nhẹ. Đợt giảm giá nhẹ này sẽ có độ sâu khoảng 1/3 chiều cao của cốc. Độ sâu này thường không được dài quá 1/2 độ sâu của cốc.
Sau khi giá đã được tích lũy trong thời gian từ 1 đến 4 tuần. Giá sẽ có sự điều chỉnh đi lên, góp phần tạo nên hình tay cầm được hoàn thành. Sau đó nếu giá có sự tăng một cách tiếp diễn, để có thể breakout (đột phá) ra khỏi phần tay cầm. Thì đây chính là thời điểm thích hợp cho mô hình đã được xác nhận.
Mô hình này được hình thành ra sao?
Để có thể giao dịch được với mô hình này, các nhà đầu tư cần biết được giai đoạn hình thành của nó ra sao. Để từ đó có thể đưa ra cho bản thân quyết định giao dịch mang tính phù hợp. Cùng chúng tôi theo dõi các bước hình thành cốc và tay cầm dưới đây nhé.
Bước 1: Giai đoạn bắt đầu tạo cốc của mô hình cốc tay cầm
Đường đi của mô hình cốc tay cầm sẽ được hình thành nên khi giá xuất hiện sự giảm nhẹ. Khiến cho nhà đầu tư có hơi lung lay về tâm lý. Nhưng sự giảm này không sâu, vì giá giảm nhưng đường đi không dốc cho thấy lực mua vẫn còn. Sau đó giá sẽ có sự tăng lên, sự tăng lên của giá giúp chạm lại đỉnh cũ (chính là đỉnh hình thành cốc), lúc này chữ “U” sẽ được tạo nên.
Bước 2: Giai đoạn tạo nên phần tay cầm cho cốc
Khi chữ “U” đã xuất hiện, là lúc giá chạm tới mức gần ngang bằng với đỉnh cũ (đỉnh hình thành cốc). Thì giá ở điểm đó sẽ có một nghĩa vụ như là đường kháng cự. Lúc này các nhà đầu tư sẽ bắt đầu tiến hành bán để có thể chốt được lời. Hành vi này của họ sẽ giúp cho sự xuất hiện của phần tay cầm cốc.
Và thêm một lần nữa, họ sẽ tiếp tục mua thêm một lượng cổ phiếu. Khiến giá đạt đến đường kháng cự lần 2. Lần này do thời gian và khối lượng các giao dịch có sự ít lại. Nên sẽ tạo thành hình chữ “V”, phần chữ V này chính là phần tay cầm của cái cốc. Đặc biệt trong mô hình này, tay cầm cần phải nhỏ hơn cốc.
Cách giao dịch với mô hình này ra sao?
Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán được cho là khá dễ thực hiện. Bởi nếu bạn xác nhận được chắn chắn thời gian vào lệnh “buy”. Là bạn đã có thể xử lý được khoảng 80% của vấn đề.
Khi giao dịch, bạn có thể thực hiện theo 2 cách chúng tôi chia sẻ sau đây:
Cách thứ 1: Đầu tiên bạn sẽ vào lệnh ở điểm đang nằm tại đáy của phần tay cầm. Đây là một cách giao dịch xuất hiện khá nhiều với mô hình này. Vị trí được cho là lý tưởng để bạn có thể cài lệnh buy trong trường hợp này: “Điểm sẽ nằm cách đỉnh dốc một đoạn, kích thước một đoạn này sẽ bằng khoảng 1/3 chiều cao của mô hình”.
Cách thứ 2: Bạn thực hiện lệnh ngay khi thấy giá có tình trạng breakout ra khỏi cùng tay cầm của cốc. Lúc này giá sẽ có sự tăng lên khá mạnh, nên bạn có thể không đặt lệnh chốt lời. Cách này được cho là cách khá an toàn, giúp đem lại mức lợi nhuận bình ổn cho người chơi.
Tuy nhiên, thực tế sẽ không có mô hình nào mang lại tính chính xác 100%. Mô hình này cũng không nằm ngoại lệ. Chính vì thế tình trạng Breakout giả sẽ không tránh được. Do vậy, để đảm bảo được sự an toàn, bạn nhớ đặt chế độ Stop Loss để có thể cắt lỗ được hợp lý.
Những hạn chế của mô hình
Mô hình cốc và tay cầm có thể sẽ khó mà xác định được đối với những trader mới tiếp cận. Mô hình này cần phải được hỗ trợ thêm từ các chỉ báo kỹ thuật khác.
Thời gian hình thành mô hình: 1 tháng đến 1 năm là khung thời gian phổ biến để hình thành nên mô hình này. Trong trường hợp đặc biệt, quá trình này cũng có thể diễn ra khá nhanh, hoặc có thể mất vài năm. Khiến mô hình này sẽ trở nên mơ hồ trong 1 số trường hợp.
Độ sâu nằm tại phần cốc của mô hình: Đôi lúc trạng thái cốc nông cũng là một báo hiệu. Nhưng cũng có vài trường hợp khi cốc có hình dạng sâu mới tạo ra được tín hiệu chính xác. Cũng có lúc cái cốc được tạo nên nhưng lại không có sự hiện diện của tay cầm.
Mô hình này còn có một số hạn chế như: Trong trường hợp các cổ phiếu có sự kém thanh khoản, nó sẽ có thể không đáng để tin cậy.
Kết luận
Bài viết trên là những thông tin căn bản về mô hình cốc tay cầm. Mô hình này mặc dù có khá nhiều tiện lợi. Nhưng hạn chế của nó vẫn còn hiện hữu. Đây là điều chúng ta không thể phủ nhận. Chúng tôi mong ước các thông tin trên sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về mô hình cốc tay cầm ngược và mô hình nến cốc tay cầm. Đặc biệt là những trader mới bước chân vào đầu tư vào chứng khoán hoặc chơi Forex. Chúc các bạn luôn thành công và đặt ra được những quyết định tỉnh táo của mình trong quá trình giao dịch nhé.
Thông tin được tổng hợp bởi: chuyengiatienao.com