Chỉ số P/E là gì? Tầm quan trọng của P/E trong chứng khoán

Chỉ số P/E phản ánh mối quan hệ giá cổ phiếu và phần thu nhập/cổ phiếu của một loại cổ phiếu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, một cách khái quát giúp các nhà đầu tư đưa ra nhận định cơ bản về mức độ mong muốn đầu tư của bản thân đối với một loại cổ phiếu nhất định trên thị trường. Tuy nhiên một chỉ số P/E ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố: chính sách chi trả cổ tức, tiềm năng công ty,..Hãy tìm hiểu về chỉ số P/E là gì trước nếu bạn bắt đầu hứng thú với đầu tư cổ phiếu khoa học và thông minh.

Tổng quan về chỉ số P/E

Trong thông tin tổng quan của P/E hãy tìm hiểu chỉ số P/E là gì trong chứng khoán và các yếu tố khác xung quanh điều này.

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E (viết tắt của cụm chi tiết: Price to Earning ratio) được dùng để đánh giá khách quan mối quan hệ giữa hai yếu tố là giá cả thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập dựa trên cổ phiếu đó (Earning Per Share). Điều này thể hiện con số cụ thể mà nhà đầu tư sẵn sàng trả cho số lượng là một cổ phiếu ở trên thị trường chứng khoán ngay thời điểm này.

Tên đầy đủ của chỉ số P/E là gì?
Tên đầy đủ của chỉ số P/E là gì?

Công cụ này được sử dụng rộng rãi nhất trong trường hợp các nhà đầu tư hay các nhà phân tích cần xác định một cổ phiếu có giá trị tương đối như thế nào. Tỷ lệ P/E là cơ sở để kết luận một cổ phiếu đang được định giá cao hay thấp hơn so với lợi nhuận mà nó tạo ra. Chỉ số P/E của một đơn vị còn được dùng để so sánh với cổ phiếu cùng ngành; hoặc thậm chí là so sánh với thị trường rộng lớn hơn.

Tính chỉ số P/E

Chỉ số P/E trong chứng khoán được tính toán theo công thức dưới đây:

Trong đó ta có các yếu tố tạo thành chỉ số P/E là gì trong chứng khoán được xác định như sau:

  • Thị giá cổ phiếu (P): Cổ phiếu trên thị trường xác định giá tại thời điểm giao dịch cổ phiếu.
  • Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS): Còn gọi là thu nhập ròng của một cổ phiếu trên thị trường. EPS thể hiện cho phần lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu mà người đầu tư cổ phiếu nhận được về tay. Đây là chỉ số đại diện cho khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp.

Công thức tính EPS như sau:

Công thức tính chỉ số
Công thức tính chỉ số

Ví dụ minh họa cho công thức tính EPS:

  • Tập đoàn TLH có cổ phiếu đang giao dịch là 8.500 đồng/cp trên thị trường chứng khoán vào thời điểm xác định.
  • Thu nhập của nhà đầu tư trên mỗi một cổ phiếu TLH (EPS) dựa vào số liệu báo cáo tài chính công ty đưa ra là: 850 đồng.
  • Như vậy, chỉ số P/E của cổ phiếu TLH lúc này = 8.500/850 = 10.

Ý nghĩa chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E là cơ sở để phản ánh cho mức giá mà người mua cổ phiếu chi trả cho một đồng lợi nhuận cổ phiếu đó sinh ra. Nói một cách dễ hiểu hơn thì P/E cho biết mức độ sẵn sàng trả của traders trên thị trường chứng khoán để đem về cổ phiếu của công ty muốn đầu tư phụ thuộc vào phần lợi nhuận ròng họ nhận được.

Đầu tư cổ phiếu có chỉ số P/E thế nào?

Chúng ta cùng tìm hiểu các loại chỉ số P/E cao hay thấp có đặc tính gì và điều đó tác động thế nào đến loại cổ phiếu mà bạn đầu tư trước khi đưa ra kết luận về việc chọn loại cổ phiếu có chỉ số P/E là gì thì phù hợp.

Đầu tư cổ phiếu theo chỉ số P/E là gì?
Đầu tư cổ phiếu theo chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E cao

Cổ phiếu của một công ty có chỉ số P/E cao thì chứng tỏ người mua cổ phiếu công ty này rất kỳ vọng vào sự tăng trưởng của nó trong tương lai. Những trader dày dặn kinh nghiệm sẵn sàng trả một khoản lớn để đầu tư cho những cổ phiếu chất lượng trên thị trường. Điều này có thể suy luận rằng cổ phiếu công ty này tốt, công ty uy tín vượt trội.

Chỉ số P/E thấp

Công ty có chỉ số P/E thấp trong một vài trường hợp là do công ty đang phát triển: Điều này làm chỉ số EPS tăng cao và chỉ số P/E thấp đi. Trường hợp này cần được cân nhắc trong đầu tư chứng khoán. Có thể cổ phiếu hiện tại định giá không cao bằng giá trị thực tế của nó. Vậy nên đầu tư vào những trường hợp như thế, lợi nhuận thu được là rất lớn.

Trường hợp chỉ số P/E thấp đến từ nguồn thu tiêu cực: thanh lý tài sản, bán lại công ty con,…vẫn có thể xảy ra. Tất nhiên đây không được coi là một khoản lợi nhuận mang tính bền vững. Nó xảy ra bởi sự thay đổi kế hoạch hoạt động của công ty chứ không lặp lại thường xuyên.

Liên quan đến cổ đông của doanh nghiệp: Nhà đầu tư trực tiếp vào công ty có thể cân nhắc bán bớt số cổ phiếu mà mình đang nắm giữ. Trong một vài trường hợp hoặc lý do cá nhân không thể tiết lộ để chốt lời. Từ đó, giá cổ phiếu giảm xuống, P/E thấp đi. Đa phần, diễn biến này của chỉ số P/E là gì? Nó chỉ duy trì mức thấp ở một khoảng thời gian nhất định mà thôi.

Chỉ số P/E nào thì đầu tư mới tốt?

Sau khi tìm hiểu đặc trưng của doanh nghiệp thông qua chỉ số P/E có thể bạn sẽ bắt đầu đặt ra câu hỏi. Rằng rốt cuộc thì chỉ số P/E nào mới là tốt nhất.

Sự thật về chỉ số P/E là gì?

Một sự thật là: Chỉ số P/E phát huy công dụng tốt nhất khi so sánh chỉ số P/E các doanh nghiệp có chung: hoàn cảnh, điều kiện sản xuất, điều kiện kinh doanh của cùng một lĩnh vực. Đơn giản là, khi bạn đem so sánh chỉ số P/E của công ty bảo hiểm cùng với P/E của một công ty du lịch thì vô tác dụng.

Chỉ số P/E thế nào mới tốt?
Chỉ số P/E thế nào mới tốt?

Một số yếu tố cần quan tâm

Như phân tích ở trên, trong cùng một điều kiện có thể kết luận chỉ số P/E trong chứng khoán của cổ phiếu doanh nghiệp nào càng thấp thì lại càng tốt. Dẫu vậy, các góc độ sau cần được quan tâm:

  • Tốc độ phát triển của công ty: Một công ty có mức độ tăng trưởng 5-7%/năm nhưng P/E vẫn ở mức cao cho thấy giá cổ phiếu đang được định giá cao hơn trị giá thực của nó.
  • Mức độ lạm phát, lãi suất của trái phiếu thời điểm hiện tại: Chỉ số P/E sẽ tỉ lệ nghịch với mức độ lạm phát và lãi suất trái phiếu. Lạm phát và lãi suất càng cao thì P/E càng thấp.
  • Yếu tố rủi ro có thể gặp phải của doanh nghiệp: Rủi ro nợ nần, khả năng  gia nhập ngành, rủi ro quản trị…Trong tương lai sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến chỉ số P/E.
  • Công ty kinh doanh theo chu kỳ hay kinh doanh quanh năm: Nếu kinh doanh theo chu kỳ thì cần đánh giá P/E cùng một kỳ trong hai năm. Việc so sánh hai kỳ khác biệt nhau sẽ không có hiệu quả.

Chỉ số P/E có ưu, nhược điểm gì?

Chỉ số P/E trong đầu tư chứng khoán có những ưu lẫn nhược điểm vô cùng riêng biệt. Các ưu và nhược điểm được thể hiện trong nội dung chi tiết bên dưới.

Ưu điểm của P/E là gì?

Tính đơn giản: Bằng một công thức đã có thể có kết quả chính xác cho chỉ số P/E của một loại cổ phiếu. Các nhà đầu tư mới trên thị trường rất phù hợp để tham khảo.

Tính hiệu quả: Ngoài kết quả hoạt động của công ty thì chỉ số P/E phản ánh rất chính xác tâm lý của thị trường thông qua giá cổ phiếu. Đây là cách định giá doanh nghiệp cơ bản nhưng hiệu quả.

Cơ sở xác định tâm lý thị trường: Chỉ số P/E được dùng để trades nắm bắt tâm lý của thị trường. Thông qua chỉ số VN-Index thể hiện dựa theo phiếu niêm yết ở trên các sàn giao dịch.

Nhược điểm của P/E là gì?

Chỉ số P/E kết quả âm: Chỉ số P/E hoàn toàn vô tác dụng trong việc dùng để phân tích kết quả của doanh nghiệp kếu kết quả là số âm.

Một số người lách luật phục vụ mục đích riêng: Nếu chỉ dùng chỉ số P/E để đánh giá thông qua EPS thì sẽ rất sơ sài. Bởi nhiều doanh nghiệp và những  người có nghiệp vụ kế toán hoàn toàn có khả năng sửa đổi để điều chỉnh lợi nhuận doanh nghiệp trên kết quả báo cáo với những mục đích nhất định.

Kết luận

Đây là tất cả các thông tin xoay quanh chỉ số P/E là gì trong chứng khoán để các traders vận dụng và nhìn nhận đúng đắn về loại cổ phiếu mà mình đang hoặc sẽ đầu tư trong tương lai gần. Chỉ số P/E là cách đơn giản để xác định giá trị của một loại cổ phiếu ở hiện tại nhưng lại chẳng phải là cách hoàn hảo nhất để được xem như một công cụ đắc lực và duy nhất đánh giá khả năng lợi nhuận của một loại cổ phiếu doanh nghiệp. Vậy nên, hãy sáng suốt và tìm hiểu một cách thông minh, vận dụng những khía cạnh tốt nhất mà P/E đem lại để đầu tư hiệu quả.

Thông tin: chuyengiatienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *