Bollinger Bands là gì? Cách sử dụng Bollinger Bands hiệu quả

Nếu như bạn là nhà đầu tư lâu năm, hoặc nhà đầu tư mới thì chắc chắn bạn phải biết đến cụm từ Bollinger Bands này. Đây là dạng chỉ báo được phát hành dưới thời John Bollinger. Đây là công cụ được đánh giá như một thần thánh cho nhà đầu tư trong quá trình xây dựng chiến lược mới đem lại hiệu quả. Nên hôm nay chuyengiatienao sẽ giúp bạn giải nghĩa Bollinger Bands là gì và cách chúng ta ứng dụng nó như nào nhé:

Bollinger Bands là gì?

Bollinger Bands là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. Đây được xem là một công cụ tài chính uy tín và xuất sắc nhất thế giới trong những năm đầu 1980. Và Bollinger cũng chính tên của người phát hành ra loại chỉ báo này. Chỉ báo này mang tố chất của đường trung bình động MA và độ lệch chuẩn của giá.

Nói cụ thể hơn thì dải này bao gồm ba phần chính. Dải nằm giữa là SMA20 (trung bình động của chu kỳ 20 ngày). Tiếp theo là 2 dải  còn lại được phép di động và đặt đối xứng trên dưới với đường SMA. Hai dải này có nhiệm vụ sẽ mở rộng ra nếu biến động thị trường mạnh. Và ngược lại nếu như biến động thị trường nhẹ thì hai đường này sẽ tự động khép lại.

Đa số các nhà đầu tư sẽ ứng dụng chỉ số Bollinger Bands để đo lường diễn biến của thị trường. Từ đó sẽ đưa ra dự báo trong tương lai là có nên tiếp tục hay dừng ngay tại xu hướng đó. Mặc khác Bollinger Bands có thể xác minh được thị trường có nằm trong giai đoạn Sideway hay vẫn đang nằm trong giai đoạn tích lũy.

Công thức tính chỉ số Bollinger Band

Cách tính Bollinger Band cũng khá là đơn giản như cấu tạo của nó ngay kể trader mới cũng có thể tính nó thông qua công thức của chúng tôi. Cụ thể là:

  • Dải giữa là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20); được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa.
  • Dải trên = SMA20 ngày + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.
  • Dải dưới = SMA20 ngày – 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.

Một số hạn chế của Bollinger bands

Mặc dù là một chỉ báo tốt và khả năng dự đoán chính xác xu hướng giá rất cao nhưng Bollinger Bands vẫn có những hạn chế nhất định.

Không dự đoán được xu hướng breakout của giá

Đây được coi là hạn chế lớn nhất của Bollinger Bands trong phân tích thị trường. Nó chỉ đơn giản là một chỉ báo rõ ràng về sự biến động của thị trường, nhưng nó không xác định một cách đáng tin cậy xu hướng phá vỡ giá, do đó, nhà đầu tư sử dụng Dải Bollinger kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác khi muốn dự đoán tín hiệu thị trường phải.

Không cho biết thời điểm quá mua và quá bán kết thúc

Nó cho thấy thị trường đang ở mức quá mua hoặc quá bán, nhưng không thể dự đoán khi nào xu hướng này sẽ kết thúc. Vì lý do này, các nhà giao dịch nên đặt mức cắt lỗ (Stop Loss) để bảo vệ tài khoản của họ nếu giá đi chệch khỏi dự báo của họ.

Bạn nên tập thói quen luôn đặt mức cắt lỗ ngay cả khi dự đoán của bạn là đúng. Điều này là do biến động giá không thể được dự đoán 100% trong mọi trường hợp. Vẫn sẽ có những tin tức bất ngờ khiến thị trường đảo lộn ngoài sức tưởng tượng hoang đường nhất của bạn.

Không còn tin cậy và phù hợp trong một số trường hợp

Dải Bollinger Bands luôn là một chỉ báo tốt chỉ khi thị trường ít biến động hoặc di chuyển trơn tru trong một phạm vi nhất định. Nếu thị trường chuyển động mạnh và nhanh, chỉ báo này không còn chính xác.

Ý nghĩa chỉ số Bollinger Bands

Bollinger Bands đây là dạng chỉ số cực kì quan trọng. Nó giúp cho nhà đầu tư có thể ra vào lệnh một cách hợp lý. Đồng thời nó còn phù hợp nhất với những xu hướng hiện có và đem lại hiệu quả cao. Dưới đây là những ý nghĩa quan trọng mà bạn cần hiểu rõ:

Ý nghĩa của chỉ số Bollinger Bands
Ý nghĩa của chỉ số Bollinger Bands

Sự siết chặt (thu hẹp)

Có thể hiểu một cách đơn giản hơn đó là khi mà hai dải trên và dưới dịch chuyển lại sát đường SMA20. Sự thu hẹp này sẽ báo động cho bạn biết rằng sẽ có biến động thấp nhất đến tối thiểu. Đây là tín hiệu tốt cho biết rằng sẽ có một biến động tăng trở lại trong tương lai. Đây cũng chính là cơ hội cho nhà đầu tư kiếm lời qua cơ hội này.

Tuy nhiên siết chặt sẽ sẽ luôn luôn đi cùng với mở rộng. Khi các dải này tách nhau ra càng rộng thì biến động sẽ giảm và tỉ lệ thoát lệnh càng lớn. Nhưng đây không phải là tín hiệu trade bởi chỉ số này không dự đoán được hướng di chuyển chỉ số giá tăng hay giảm.

Độ đột phá

Đây là trọng tâm chính để thu hút nhà đầu tư mới cho dù có xảy ra sự đột phá nào đi nữa. Khá giống với Bollinger siết chặt. Chỉ số break out không còn được xem là tín hiệu của giao dịch.

Điều mà các nhà đầu tư rất dễ nhầm lẫn là khi giá rơi ra khỏi một trong hai dãi trên. Thì đây sẽ là thời điểm tín hiệu tốt để tham gia thị trường. Nhưng bạn nên hiểu rằng điểm đột phá nó sẽ không cung cấp chính xác về thị trường hay mức độ giá khi biến động sau đó.

Mặc khác chỉ số này có khả năng sẽ cung cấp manh mối khi giá di chuyển trong một cự ly nhất định và không có khả năng thoát ra khỏi khu vực đó. Chính vì vậy, Bollinger Bands phát huy rất tốt trong quá trình phân tích đánh giá xu hướng lâu dài, trung bình và ngắn hạn. Ở bất kì thời điểm nào thì nó cũng đưa ra một kết quả cực kì chính xác.

>>>Có thể bạn sẽ quan tâm:

Cách sử dụng chỉ số Bollinger Bands

Sau khi bạn đã hiểu về chỉ số Bollinger nhưng không biết ứng dụng nó như thế nào thì cũng vô nghĩa. Chính vì vậy nên hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn biết cách ứng dụng nó như theo để đem lại hiệu quả cao:

Cách ứng dụng chỉ số Bollinger Bands trong giao dịch forex
Cách ứng dụng chỉ số Bollinger Bands trong giao dịch forex

Mua thấp bán cao

Đây là một chiến lược dùng trong trading khá phổ biến. Hiệu quả và dễ sử dụng nhất là trong giai đoạn Sideway . Tuy nhiên bạn cần lưu ý trong trường hợp thị trường đang biến động mạnh. Cụ thể nó được hiểu như sau:

  • Khi giá tăng vọt và chạm đến dãi trên thì lúc này bạn chọn bán ra
  • Khi giá giảm tới mức chạm dãi dưới rồi thì bạn mua vào.

Đây được xem là cách đơn giản nhất nhất quá trình bạn ứng dụng chỉ số Bollinger Bands vào trong sàn giao dịch Forex. Tuy nhiên bạn là nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm thì nên hạn chế dùng phương pháp này.

Nút thắt cổ chai

Nếu trong thời gian dài liên tục mà giá vẫn biến động lên xuống xung quanh một phạm vi nhỏ. Đây là điềm báo rằng trong tương lai sẽ có sự biến động giá mạnh bấy nhiêu. Cách đặt lệnh trong trường hợp này:

  • Khí giá đã bị phá vỡ và vượt ra khỏi vùng tích lũy thì bạn nên chọn lệnh mua
  • Khí giá đã bị phá vỡ và rơi xuống  vùng tích lũy thì bạn nên chọn lệnh bán.

Nút thắt cổ chai có thể thông báo cho nhà đầu tư biết giá và biến động của nó thông qua phạm vi hẹp. Hình dáng này bạn sẽ thường thấy trên biểu đồ. Đây là tín hiệu tốt cho nhà đầu tư xác định được những biến động mạnh để chọn thời điểm vào lệnh phù hợp.

Kết luận

Bài viết của chúng tôi đã chia sẻ cho bạn khá nhiều kiến thức về Bollinger Bands. Giải quyết các thắc mắc của nhiều nhà đầu tư không hiểu nó là gì và ứng dụng như nào để đem lại hiệu quả cao. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ vận dụng những kiến thức này vào trong giao dịch thực tế của bạn. Tuy nhiên thì bạn phải luôn nhớ rằng đừng vượt mức giới hạn. Để thành công thì bạn nên biết điểm dừng của bạn thân trước khi dấn thân vào đầu tư.

Thông tin được chia sẽ từ: chuyengiatienao.com