Sàn Upcom là gì? Đánh giá ưu và nhược điểm của sàn?

Để có thể thực hiện được giao dịch, đồng thời mua bán online cổ phiếu và các loại chứng khoán. Thông thường sẽ có khá nhiều sàn giao dịch khác nhau hỗ trợ phương cách mua bán online này. Một trong số đó, sàn Upcom là sàn chứng khoán được khá nhiều nhà đầu tư vừa ý lựa chọn. Trong thời gian những năm gần đây, sàn Upcom ngày càng có nhiều người giao dịch, dẫn đến sàn này có sự hoạt động một cách khá sôi nổi với sự tham gia của các trader ở trong và cả ngoài nước.

Vậy sàn Upcom là gì? Sàn giao dịch này dành cho những ai gia nhập? Ưu điểm và nhược điểm của sàn Upcom ra sao? Kinh nghiệm khi giao dịch với sàn chứng khoán Upcom? Những công ty muốn thực hiện giao dịch trên sàn này cần đáp ứng điều kiện gì? Chuyengiatienao.com sẽ giúp các bạn tìm ra được câu trả lời.

Khái niệm sàn Upcom

Khái niệm sàn Upcom
Sàn Upcom được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội giám sát và quản lý

Sàn Upcom được lập nên vào năm 2009, được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội giám sát và quản lý (HNX). Sàn giao dịch này được xem là sàn giao dịch mang tính “trung chuyển”. Là địa điểm giúp cho những công ty chưa được niêm yết, có thể gia nhập vô thị trường chứng khoán. Mặc dù sàn Upcom được biết đến như là một sàn giao dịch có quy mô không quá lớn. Nhưng việc một công ty nào đó niêm yết trên sàn này, được xem như là một bước chạy đà từ đó có thể gia nhập vào thị trường mang tính lớn hơn.

Sàn giao dịch này dành cho những ai?

Sàn Upcom chủ yếu dành cho các nhà đầu tư và những nhà giao dịch. Thực tế, phần lớn có nhiều nhà đầu tư gia nhập sàn này, hơn là những nhà tham gia giao dịch. Bởi tính thanh khoản của các loại cổ phiếu ở sàn này thường thấp hơn ở hai sàn HNX và sàn Hose. Dẫn đến tình trạng các nhà giao dịch ít gia nhập vào sàn giao dịch Upcom.

Thông thường các nhà đầu tư sẽ mua một loại cổ phiếu nào đó trên sàn Upcom. Sau đó họ nắm giữ cổ phiếu đó trong một khoảng thời gian khá dài. Hoặc ngắn tùy theo tình hình của thị trường ra sao. Và họ sẽ kiếm được lợi nhuận dựa vào sự tăng trưởng của các công ty.

Ưu điểm của sàn Upcom

Sàn Upcom được giám sát và quản lý vô cùng chặt chẽ bởi HNX. Nhờ vậy có thể hạn chế được vài phần rủi ro, quyền lợi của các trader cũng nhờ đó mà được bảo vệ.

– Việc các công ty thực hiện hành vi đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán Upcom. Sẽ giúp họ sau này có thể được thuận lợi trong việc niêm yết cổ phiếu của công ty mình lên hai sàn HNX và Hose (hai sàn lớn hơn). Từ đó các công ty có thể tiếp cận được nhiều nhà đầu tư hơn.

– Biên độ dao động của sàn này được cho là lớn: ± 15%. Trong khi đó sàn Hose có biên độ là: ± 7%, sàn HNX có biên độ là: ± 10%.

Nhược điểm của sàn

Nhược điểm của sàn Upcom
Tính thanh khoản của sàn này vẫn còn ở mức khá thấp

– Tính thanh khoản của sàn Upcom vẫn còn ở mức khá thấp, thậm chí còn có nhiều mã không có sự giao dịch. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm được những mã cổ phiếu khá lớn, có sự giao dịch nhiều ở sàn này.

– Có nhiều doanh nghiệp định giá cổ phiếu với mức giá khá thấp trên sàn này. Cho nên sàn Upcom là nơi lẫn lộn giữa cổ phiếu chất lượng cao và chất lượng thấp.

– Các trader cần có được trình độ chuyên môn cao để có thể phán đoán giúp tìm ra được “vàng” trong sàn giao dịch Upcom. Nếu không sẽ rất dễ phạm phải sai lầm và bị thua lỗ.

Kinh nghiệm khi thực hiện giao dịch ở sàn Upcom

– Đối với những trader đang bắt đầu trong con đường đầu tư. Các bạn cần lập nên chiến lược một cách thận trọng, khéo léo. Phải ưu tiên sự an toàn trước tiên, để tránh được nhiều rủi ro thua lỗ trong quá trình đầu tư.

– Ưu tiên trước các doanh nghiệp phải có những công bố một cách vô cùng rõ ràng. Mang tính công khai và thật sự minh bạch.

– Khi bạn thấy cổ phiếu nào tồn tại trên sàn Upcom mà mình không thật sự hiểu rõ, thì bạn nên tránh xa loại cổ phiếu đó.

– Lập ra các phương án cắt lỗ và phòng ngừa được những rủi ro có thể xảy đến.

– Lựa chọn được điểm nào mua vào là thích hợp.

Những công ty muốn giao dịch trên sàn cần đáp ứng điều kiện gì?

Công ty muốn giao dịch trên sàn cần đáp ứng những điều kiện
Trước khi chào bán cổ phiếu trên sàn, công ty phải có khoảng 5 năm hoạt động sinh ra được lợi nhuận

– Về vốn điều lệ: Công ty nào muốn có thể niêm yết được cổ phiếu của công ty mình lên sàn Upcom. Tính từ thời điểm cổ phiếu của công ty được chào bán thì công ty phải có trên 10 tỷ đồng số vốn điều lệ. Giá trị này phải thật sự đúng với sổ trên kế toán.

– Trước khi chào bán cổ phiếu, công ty phải có khoảng 5 năm hoạt động sinh ra được lợi nhuận. Đặt biệt, cho tới thời điểm đăng ký bán cổ phiếu trên sàn chứng khoáng Upcom, công ty không có lỗ lũy kế.

– Phải được đại hội đồng cổ đông đồng ý với hoạt động niêm yết và chào bán cổ phiếu được áp dụng những phương án và cách sử dụng vốn của công ty.

Lời kết

Sau khi đã theo dõi xong bài viết của chúng tôi. Hy vọng các bạn đã tìm được câu trả lời cho mình về sàn Upcom là gì? Ưu và nhược điểm của nó? Sàn này được dành cho những đối tượng nào? Kinh nghiệm khi thực hiện việc giao dịch trên sàn? Cũng như những công ty nếu muốn niêm yết cổ phiếu của công ty mình lên sàn này, cần phải đáp ứng những điều kiện nào. Mong rằng với những thông tin về sàn Upcom mà chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn. Sẽ có thể giúp ích được phần nào trong việc thực hiện đầu tư vô cùng sáng suốt của các bạn.

>Xem thêm các bài viết khác:

  • Libertex là sàn gì? Nó có lừa đảo nhà đầu tư hay không?
  • Sàn chứng khoán FPTS có nên đầu không? Giải đáp từ chuyên gia
  • Top 3 sàn giao dịch chứng khoán đáng đầu tư nhất Việt Nam
  • Sàn SSI là gì? Những sản phẩm cụ thể của sàn?
  • Có nên đầu tư chứng khoán ảo trên VNstockgame?
  • Vndirect là gì? Có nên mua chứng quyền Vndirect không?
  • Sàn OTC là gì? Ưu và nhược điểm của sàn ra sao?
  • Sàn HNX là gì? Các quy định khi giao dịch trên sàn HNX
  • Sàn Hose là gì? Những điều cần biết về sàn giao dịch Hose

Thông tin được tổng hợp bởi: chuyengiatienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *